Ho như thế nào được gọi là ho kéo dài?
Một đơn vị nghiên cứu của Hoa Kỳ đưa ra con số thống kê cho tình trang ho kéo dài ở trẻ trong vòng 12 tháng: khoảng 80% trẻ phải đi khám ít nhất 5 lần, 50% phải đỉ khám trên 10 lần vì ho kéo dài. Vậy ho thế nào được cho là tình trạng ho kéo dài?
Ho kéo dài là khi trẻ ho liên tục tròn 4 tuần. Đa số các trường hợp ho kéo dài gặp ở trẻ nhỏ (2 – 3 tuổi). Khoảng 5 – 10% học sinh cấp 1 (6 – 11 tuổi) có tình trạng ho kéo dài. Đây là một vấn đề thật sự đáng lưu ý do mức độ ảnh hưởng của nó với chính bản thân trẻ và cha mẹ. Tại Hoa Kỳ, ước tính khoảng 10% trẻ phải dùng thuốc ho mỗi tuần. Ho kéo dài còn là nguyên nhân khiến trẻ phải thường xuyên đi khám bệnh.
Ho kéo dàỉ còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ: làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, stress, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút.
Nguyên nhân làm trẻ ho kéo dài
Ho kéo dài có thể do nhiều nguyên
chi do phối mà còn có thể do những bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh tìm mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý… Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến lao và hen suyễn.
Nguyên nhân gây ho kéo dài cũng thay đổi theo lứa tuổi:
* Trẻ nhũ nhi: ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điiển hình, lao…), hen phế quản, dị tật đuờng hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày – thực quản.
Trẻ nhỏ: hen phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.
* Trẻ lớn: lao, hen phế quản, hội chúng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý.
Tùy theo tính chất, cơn ho có thể gợi ý một số nguyên nhân như:
– Ho có đàm (ho dị ứng, hen…)
– Ho cơn đỏ mặt (ho gà, dị vật đường thở, ho do vi khuẩn không điển hình Mycoplasma, Chlamydia…)
– Ho về đêm (viêm mũi xoang, hen…)
– Ho sau khi bú, sau khỉ ăn, ho khi nằm (trào ngược dạ dày – thực quản).
– Ho sau vận động – gắng sức (hen)
– Không bao giờ ho lúc ngủ chỉ ho khi thức (ho do tâm lý).
Khi nào cần cho trẻ ho kéo dài đi khám bệnh?
Trước hết cần lưu ý là mọi trẻ có tình trạng ho kéo dài đều nên được đi khám và xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo, cần phải đưa trẻ đi khám ngay:
– Khó thở
– Ho ra máu
– Ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (gợi ý dị vật đường thở)
– Ho kèm sốt cao
– Ho khạc đàm đặc, màu xanh -vàng, có mùi hôi
Những trẻ có một số triệu chứng gợi ý các nguyên nhân đặc biệt khác cũng cần đi khám càng sớm càng tốt:
– Ho có đờm kéo dài
– Thở khò khè (gợi ý hen suyễn)
– Ho kèm sụt cân ,đổ mồ hôi về chiều (gợi ý lao)
– Khó ăn/bú – khó nuốt…
Cần làm xét nghiệm gì khi trẻ ho kéo dài?
Trước hết, trẻ ho kéo dài cần được hỏi bệnh sử chi tiết, khám lâm sàng đầy đủ, trong đó lưu ý đến tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gỉa đình, tiếp xúc với khói thuốc lá, tiếp xúc với người mắc bệnh lao, yếu tố khởi phát cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của ho đến trẻ. Mọi trẻ ho kéo dài nên được đo hô hấp kỹ (nếu trẻ từ 6 tuổi trở lên), chụp x- quang phổi, xết nghiệm tầm soát lao. Các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện tùy theo tình huống được định hướng qua thăm khám: chụp x quang xoang, chụp CT, nội soi phế quản, siêu âm tim, siêu âm bụng, xét nghiệm miễn dịch – dị ứng….
Trước hết cần nhấn mạnh: điều quan trọng đối với ho kéo dài phải tìm được nguyên nhân và điều trị thích hợp, hơn là lạm dụng các thuốc ức chế ho.
Có nên tự cho trẻ dùng thuốc ho?
Riêng về việc sử dụng thuốc ho, cần lưu ý: Ho là phản xạ có lợi để bảo vệ đường thở thông thoáng, giupstrer hít thở dễ dàng. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng và tìm đủ mọi cách để kìm hãm phản xạ có lợi này.
Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc ho khi:
– Trẻ ho quá nhiều làm trẻ khó chịu hay gây ra hậu quả xấu: trẻ đau ngực, đau họng, mất ngủ, nôn ói …
Trẻ không có dấu hiệu cảnh báo đã nêu trên.
– Khỉ trẻ không có các dấu hiệu gợi ý bệnh lý cụ thể nào, X- quang phổi và hô hấp ký bình thường (thuờng đuợc gọi là ho không đặc hiệu).
Có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc trị ho dân gian an toàn: tần dày lá, tắc(quất) chưng đường phèn, hoa hồng bạch, mật ong, gừng, nước trà ấm – loãng…
Nếu cần sử dụng thuốc ho, cần lưu ý như sau:
– Chỉ nên dùng thuốc ho phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với tinh chất ho cùa trẻ.
– Nên cho trẻ dùng các loại thuốc ho an toàn có nguồn gốc từ thảo dược.
– Không nên dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn chia nhỏ cho trẻ uống do có thể có tác dụng phụ độc tính. Thật vậy, một số loại thuốc ho mạnh, hiệu quả dùng chc nguời lớn có chứa dẫn xuất á phiện có thể làm trẻ nhỏ ngộ độc, thậm chí tử vong.
– Các loại thuốc ho chứa antihistamine (chlorpheniramine, dexchlo pheniramine, alimemazine…) chỉ nên dùng khi trẻ ho khan và đúng chỉ định theo lứa tuổi.
– Khi trẻ ho có đờm, không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà nên dùng các thuốc giúp long đờm, giúp ho hiệu quả.
Cần làm gì khi trẻ ho kéo dài
Thầy thuốc ưu tú ThS.BS.Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 Tp.HCM
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…