Trẻ bị hóc dị vật như cơm, cháo hay các vật dụng nhỏ là điều thường gặp. Tuy nhiên, thời gian gần đây có nhiều trường hợp bị hóc dị vật nhưng người lớn không sơ cứu đúng cách dẫn đến trẻ bị nguy hiểm tính mạng.
Khi trẻ bị sặc dị vật phải đánh giá trẻ có ho hay không, tím tái, nôn trớ. Nếu trẻ ho có hiệu quả, không tím tái thì đưa đến bệnh viện. Nếu ho không rõ, khó thở, tím tái, vật vã hoặc li bì, tỉnh hay không. Nếu tỉnh cần sơ cứu tại chỗ.
– Với trẻ nhũ nhi (trẻ còn nhỏ)
Trong trường hợp không tỉnh cần ngồi xuống, úp mặt trẻ và đặt trẻ lên cánh tay của người cấp cứu, hơi nghiêng sang một bên. Sau đó, thực hiện 5 lần vỗ lưng, ấn ngực và ép tim. Người cấp cứu vỗ lưng ở vị trí giữa 2 bả vai và thực hiện 5 nhịp rồi đánh giá dị vật ra hay chưa.
Nếu dị vật chưa ra thì đặt trên tay, cho bé nằm ngửa. Xác định vị trí ấn tim tức là 1/2 xương ức, vừa ấn vừa đẩy về phía trước để dị vật ra ngoài.
Nếu dị vật đã ra, trẻ hồng hào không khó thở cần đưa đến bệnh viện. Nếu trẻ tiếp tục tím tái thì có thể áp dụng cách sơ cứu như khi bị đuối nước.
– Với trẻ lớn hơn
Khi áp dụng vỗ lưng có thể đặt ngang lên đùi và vỗ lưng
Ngoài ra có thể đặt trẻ đứng lên, rồi vòng 1 tay ra trước ngực trẻ sau đó tay kia nắm vào rồi ép mạnh để dị vật ra ngoài.
Tổ chức sản xuất: Thành Công
Đạo diễn – Quay phim: Hồng Vân, Anh Tú
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…