Cấp cứu

Cách sơ cứu cho các loại bỏng do nước, lửa, điện

Tuỳ trường hợp bỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau. Việc đầu tiên nên làm là làm nguội vùng bị bỏng dưới dòng nước mát với tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ bỏng sâu của vết thương.

Có 3 mức độ bỏng chính, mỗi mức độ lại phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của tổn thương da. Mức độ 1 là tổn thương nhẹ nhất và mức độ 3 là mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất. Các tổn thương bao gồm:

Bỏng độ 1: đỏ và không phồng rộp da

Bỏng độ 1 là loại bỏng gây ra tổn thương da nhỏ nhất. Bỏng độ 1 còn được gọi với tên khác là bỏng bề mặt bởi chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da. Với các dấu hiệu viêm  nhẹ (sưng), đau, khô, bong tróc da (xảy ra khi vết bỏng đang lành)

Bởi bỏng độ 1 chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da nên dấu hiệu và triệu chứng sẽ biến mất khi các tế bào da bị tróc ra. Bỏng độ 1 thường khỏi trong vòng 3-6 ngày.

Bỏng độ 2: phồng rộp và da bị dày lên

Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn bởi tổn thương đã lan xuống lớp dưới của da. Loại tổn thương này có thể làm da bị phồng rộp và trở nên rất đỏ và sưng. Một số nốt phồng rộp có thể bị hở, làm cho vết vỏng có thể ở trong tình trạng ẩm ướt.

Do tính chất nhạy cảm của những vết thương loại này, việc phải băng vết thương là rất cần thiết để giảm nhiễm trùng và để vết thương mau lành hơn. Một số vết bỏng loại 2 có thể có thời gian lành lâu hơn 3 tuần, nhưng thông thường vết thương sẽ lành trong vòng 2-3 tuần. Những vết phồng rộp càng nặng, thời gian lành càng lâu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc cấy ghép da là cần thiết để điều trị. Cấy ghép da là việc sẽ lấy da khỏe mạnh từ một vùng khác trên cơ thể thay thế các vùng da bị bỏng

Bỏng độ 3: vùng da dày lan rộng với màu trắng.

Bỏng độ 3 là loại bỏng nặng nhất, gây ra tổn thương nghiêm trọng nhất, lan đến cả những lớp da sâu hơn. Tổn thương có thể chạm tới cả mạch máu, các cơ quan chính và xương, có thể dẫn đén tử vong.

Có một sự hiểu lầm rằng, bỏng độ 3 sẽ gây đau đớn nhất. Nhưng với bỏng loại này, tổn thương có thể nghiêm trọng đến mức bạn không thể cảm thấy đau bởi các dây thần kinh của bạn đã bị tổn thương. Không bao giờ áp dụng những cách tự chữa với bỏng độ 3 vì sự tổn thương này đã lan xuống dưới da, lan vào đến gân và xương.

Bỏng nước sôi

Khi sơ cứu không cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng mà ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch trong thời gian từ 15 – 20 phút (không dùng nước đá để làm mát vết bỏng). Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng.

Bỏng do điện giật

Không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu ngay. Nguyên tắc sơ cứu là sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.

Do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân bỏng rất dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước, đặc biệt những nước khoáng, muối… Cấp cứu bỏng tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số nạn nhân bỏng nếu được giữ sạch, sẽ lành tự nhiên.

Bỏng do lửa cháy

Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, chǎn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước lạnh để dội vào vùng bỏng.

vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh lên vùng bỏng nhưng phải thay thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát.

Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề. Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hoặc vải sạch.

Không dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước. Không tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát. Không sờ mó vào vết bỏng

Cách sơ cứu cho các loại bỏng do nước, lửa, điện

Bài liên quan: Cấp độ bỏng và biến chứng do bỏng và điều trị

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago