Bệnh Glôcôm mà dân gian hay gọi là “thiên đầu thống” là nguyên nhân gây mù đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể. Đặc biệt, glôcôm diễn biến âm thầm, không có các triệu chứng rõ ràng, vì vậy, việc đi khám mắt định kỳ thường xuyên là rất quan trọng.
Bệnh thiên đầu thống(Glôcôm)
Glôcôm còn gọi là thanh quang nhãn (thiên đầu thống), là một số chứng bệnh của thần kinh thị giác gây ra khi tế bào trong võng mạc bị tiêu huỷ theo chiều hướng đặc biệt.Glôcôm nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Trong số 140.000 người bị mù tại Việt Nam, glôcôm là một bệnh gây mù cho 5,7%. Đây là nguyên nhân gây mù đứng thứ 3, sau đục thủy tinh thể và bệnh đáy mắt.
Bệnh Glôcôm
Glôcôm nhãn áp không cao được mô tả lần đầu tiên bởi Albrecht Von Graefe vào năm 1857, là một hình thái glôcôm góc mở nguyên phát trong đó không có nhãn áp cao.
Theo quan điểm hiện nay thì glôcôm nhãn áp không cao không chỉ đơn thuần là bệnh lý của thị thần kinh trước mãn tính mà nó còn kết hợp sự bất thường của đĩa thị, dẫn đến thay đổi thị trường mà nhãn áp vẫn trong giới hạn bình thường. Như vậy sự khác nhau giữa glôcôm góc mở nguyên phát và glôcôm nhãn áp không cao là nhãn áp cao mà thôi.
Triệu chứng:
+ Mắt mờ mắt đột ngột, nhìn thấy quầng xanh đỏ.
+ Đau nhức mắt lan lên đầu cùng bên, kèm theo buồn nôn.
+ Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt.
+ Triệu chứng toàn thân: một số trường hợp có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, vã mồ hôi……
Những người có nguy cơ bệnh glôcôm cao
+ Người ngoài 35 tuổi trở lên (tuổi càng cao, nguy cơ bị bệnh càng lớn).
+ Người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm.
Người trên 35 tuổi, người bị tim mạch, tiểu đường…có nguy cơ bị bệnh glôcôm cao
+ Người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường.
+ Người bị cận thị, người bị chấn thương mắt hoặc đã một lần phẫu thuật các bệnh về mắt..
Phòng Glôcôm như thế nào
+ Những người trên 40 tuổi nên đo nhãn áp định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
+ Chú ý triệu chứng nhức đầu và nhức mắt cùng bên để nghĩ đến bệnh glôcôm.
+ Tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá.
Kiểm tra mắt, đo nhãn áp định kỳ để phát hiện sớm bệnh glôcôm
+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, đặc biệt là các món ăn bổ dưỡng cho mắt.
+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
+ Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần…
Tóm lại
Glôcôm rất nguy hiểm vì nó làm giảm và mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau nhức mắt, nhức đầu, buồn nôn, thị lực mờ có quầng xanh… thì nghĩ ngay đến bệnh glôcôm. Tuy nhiên, không phải hình thái glôcôm nào cũng có triệu chứng này, mà chỉ được phát hiện khi bác sỹ đo nhãn áp.
Vì vậy, đối với những người đã lớn tuổi, người bị bệnh tim mạch, tiều đường, huyết áp…cần đi khám mắt, đo nhãn áp định kỳ để phát hiện bệnh. Ngoài ra không được tự ý nhỏ thuốc mắt mà cần uống thuốc, tra thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ.
Hải Yến
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…