Một vị tướng vây thành thường tìm cách cắt nguồn cung thực phẩm và chờ đợi hơn là tấn công trực tiếp. Nhiều bác sĩ đã mơ tới việc áp dụng phương pháp tương tự với bệnh ung thư. Tuy nhiên, cách thức này khó khả thi trên thực tế, do việc bỏ đói cũng sẽ gây hại cho bệnh nhân.
Cụ thể, phương pháp này tiêu diệt tế bào lympho thâm nhiễm vào khối u (TIL), một trong những vũ khí chống ung thư chủ chốt của hệ miễn dịch. Tiến sĩ Valter Longo (Đại học Nam California, Los Angeles, Mỹ) cho biết có thể ông đã tìm được cách giải quyết vấn đề này. Trong bài viết trên tờ Cancer Cehll, ông và đồng nghiệp đang thử vạch ra một chế độ ăn khiến tế bào ung thư yếu đi, nhưng vẫn cung cấp được các dinh dưỡng thiết yếu cho tế bào khỏe mạnh, gồm cả TIL.
Tiến sĩ Longo đã sử dụng việc bỏ đói làm vũ khí chống lại ung thư từ năm 2012. Trong các thí nghiệm trên chuột, ông áp dụng phương pháp này cùng với việc dùng doxorubicin, một loại thuốc chữa ung thư phổ biến. Kết quả là khối u của các con vật thu nhỏ chỉ còn 1/5, so với chỉ một nửa khi chỉ sử dụng nguyên thuốc.
Tuy nhiên, không ai sẵn sàng thử nghiệm phương pháp bỏ đói này với con người, do rủi do quá lớn. Điều đó khiến Tiến sĩ Longo nghĩ tới việc tìm cách giữ lại các lợi ích của việc bỏ đói nhưng giảm thiểu các vấn đề chúng mang lại.
Ông đã đề ra một chế độ ăn giàu vitamin D, kẽm và các axit béo cần thiết cho hoạt động của tế bào TIL, đồng thời giảm protein và đường đơn mà các tế bào ung thư quen hấp thụ.
Để thử nghiệm hiệu quả của chế độ ăn này, Tiến sĩ Longo và đồng nghiệp đã tiêm tế bào ung thư vú vào 30 con chuột. Trong 2 ngày đầu sau khi tiêm, họ cho chúng ăn loại thực phẩm chuẩn cho chuột bạch, gồm 25% protein, 17% chất béo, 58% đường đơn và carbonhydrate phức hợp từ rau.
Hỗn hợp này chứa 3,75 kilo calo mỗi gam. Sau đó họ chọn 10 con, chuyển sang chế độ 1,88 kilo calo/g một ngày, cuối cùng gần như bỏ đói chúng với hỗn hợp chứa 0,5% protein, 0,5% chất béo và 99% carbonhydrate phức tạp (có giá trị thấp với tế bào ung thư).
Số chuột đó duy trì chế độ bỏ đói này trong 3 ngày, trước khi trở lại chế độ ban đầu trong 10 ngày và lặp lại chu trình. Một nhóm 9 con chuột khác cứ 10 ngày thì bị bỏ đói 60 tiếng (mức tối đa không gây nguy hiểm tới tính mạng), còn lại ăn theo chế độ ban đầu. Nhóm 10 con còn lại (1 con đã chết) được ăn chế độ ban đầu liên tục.
Khi tổng kết thí nghiệm, nhóm Longo nhận thấy khối u ở hai nhóm theo chế độ ăn có bỏ đói chỉ bằng 2/5 so với nhóm có chế độ ăn thông thường. Thấy dấu hiệu khả quan, Tiến sĩ Longo lặp lại thử nghiệm cùng với việc sử dụng doxorubicin.
Kết quả thu được rất ấn tượng. Kết hợp với chế độ ăn đặc biệt, doxorubicin đã khiến khối u giảm xuống chỉ bằng 1/4 so với khối u ở số chuột theo chế độ thông thường, kết quả gần bằng thử nghiệm năm 2012 của Tiến sĩ Longo.
Để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra ở mức độ tế bào, đội của ông đã thu thập các mẫu mô ung thư vú từ những con chuột trong thử nghiệm trên và tìm kiếm tế bào TIL. Họ nhận ra rằng chúng có mặt trong khối u của những con chuột ăn chế độ thường, nhưng số lượng của chúng tăng 70% ở nhóm chỉ sử dụng doxorubicin, 80% ở nhóm theo chế độ đặc biệt, và 240% ở nhóm áp dụng cả hai phương pháp.
Thử nghiệm tiếp theo tiết lộ một phần những gì đang diễn ra. Một enzyme tên haeme oxygenase-1 có tác dụng điều tiết phản ứng miễn dịch đã bảo vệ tế bào ung thư khỏi TIL ở chuột theo chế độ thường.
Chế độ của Tiến sĩ Longo ức chế sự sản sinh enzyme này ở khối u, điều đó giúp TIL tích lũy nhiều hơn. Khi thêm doxorubicin, khối u phải đối mặt với hai luồng tấn công. Các thử nghiệm khác của nhóm Longo cho thấy cách này cũng có tác dụng với u melanin, một loại ung thư da ác tính. Phương pháp bỏ đói có thể có hiệu quả tốt.
Hoàng Linh
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…