Cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Nắm bắt được nguyên nhân sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục được tật này ở con trẻ.
Nói lắp là tật phổ biến với trẻ từ 2-4 tuổi, và thường tự khỏi trước 5 tuổi. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể tự khỏi, do đó bố mẹ cần phát hiện và xử lý sớm để trẻ không gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp.
– Do chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng trong trường hợp đẻ khó phải dùng forceps cặp vào đầu thai nhi để lôi ra khỏi bụng mẹ. Hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng Broca.
– Do mắc bệnh: Cũng có nghi vấn cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một bệnh nào đó có thể truyền được cho thai và bệnh đó đã gây tổn thương cho não trong đó có trung tâm ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não) sau khi điều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ.
– Khủng hoảng tình cảm: Một số nhà khoa học lại cho rằng do khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen.
– Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông: Gần đây nhất, một nhóm các nhà khoa học thuộc các trường đại học Hamburg và Gottingen (CHLB Đức) đã nghiên cứu qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ của não 15 người bị tật nói lắp, so sánh với não của 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở những người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát.
Bạn mua cho trẻ những quyển truyện cổ tích hoặc những quyến sách có giá trị giáo dục để trẻ luyện đọc (với trẻ đã biết đọc). Nếu trẻ khoảng 5 tuổi, hãy giúp trẻ tập nói trước gương bằng cách đưa cho trẻ một chủ đề nào đó.
Sau khi trẻ đọc xong hãy hỏi trẻ. Câu hỏi lúc đầu thường đơn giản. Khi trẻ trả lời được lưu loát thì bạn mới tiếp tục đặt câu hỏi khó hơn.
Hỗ trợ những yếu tố tâm lý cho trẻ giúp khắc phục tật nói lắp ở trẻ
Bạn và mọi người hãy lắng nghe. Trẻ rất sợ khi vừa mở miệng ra đã bị bố mẹ và ông bà quát “Nói gì nói nhanh lên”. Làm như vậy, vô tình bạn làm trẻ bị ức chế và chứng nói ngọng, lắp của trẻ càng trầm trọng hơn. Bình tĩnh lắng nghe những gì trẻ bày tỏ với bạn sẽ kích thích trẻ nói nhiều hơn, cơ hội chữa lắp cho trẻ sẽ tăng lên.
Phương Vũ (Tổng hợp)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…