Categories: Dinh dưỡng

Cách dùng chim bồ câu chữa liệt dương, tiểu đường

Ngoài việc bồi bổ trẻ em hay hỗ trợ chữa tiểu đường, chim bồ câu còn giúp chữa liệt dương cho các quý ông, tuy cách thực hiện hơi cầu kỳ.
Thịt chim bồ câu nhiều dinh dưỡng, chứa 22,14% protit; 1% lipit và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa.
Cháo chim bồ câu chế biến cầu kỳ một chút. Phải cắt tiết chim cho vào bát nước to lạnh sẵn để tiết không bị đông. Sau khi làm sạch lông, mổ moi ruột làm sạch và đem băm nhỏ toàn phần. Sau đó đem phi thơm với hành mỡ cho chín. Cháo trắng nấu đã nhuyễn đun sôi trở lại. Đem thịt chim đã chín cho vào đảo đều sẽ được nồi cháo như ý. Cháo chim ăn nóng cùng gia vị là mùi tàu, mùi ta và hành hoa, hạt tiêu.
Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng: Lấy chim bồ câu non 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm. Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị là thức ăn ngon, vị thuốc bổ, rất tốt cho mọi lứa tuổi.
Để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3 – 5 lần.
Để chữa đái tháo đường: Lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g, ăn cái, uống nước.
Đặc biệt, trong thịt chim bồ câu trống có nhiều protein, chất béo, canxi, magie, hormon sinh dục nên là thức ăn bổ thận, tăng cường chức năng sinh dục. Lấy 1 con bồ câu trống trắng, bỏ nội tạng, cho 50g câu kỷ tử, 50g nhục thung dung, đun chín để ăn. Ăn nhiều lần sẽ có tác dụng tăng cường sinh lý.
Thịt bồ câu ngon và bổ, nhưng không phải tốt cho tất cả mọi người. Sách Dược tính chí nam ghi: “Thịt bồ câu ăn ngon và bổ, nhưng hơi độc, người đang ốm mà ăn vào bị đông ho, phát thêm bệnh”. Trong thực tế, người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn mà ăn cháo chim sẽ làm tiêu chảy không ngừng, nguy hiểm.

Theo Kiến thức

adminyhoc

Recent Posts

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và tốc độ lão hóa

Lão hoá là quy luật tự nhiên của con người. Theo thời gian, ai cũng…

2 hours ago

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

2 days ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

2 days ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

5 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

5 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

5 days ago