Truyền nhiễm

Cách điều trị bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh

Dịch tay chân miệng đang là mối nguy hại lớn cho cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. Vậy để điều trị bệnh tay chân miệng, chúng ta phải làm gì?

Dịch tay chân miệng đang là mối nguy hại lớn cho cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. Vậy để điều trị bệnh tay chân miệng, chúng ta phải làm gì? Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị bệnh tay, chân, miệng.

Bệnh tay chân miệng do vi rút coxsackie gây ra. Các mụn nước xuất hiện trên bàn tay, bàn chân, hoặc trong và xung quanh miệng của trẻ, thường không có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc các vết phồng rộp, mụn nước và điều trị triệu chứng. Thường bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ chấm dứt sau 7 – 10 ngày. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh này. Dùng thuốc để giảm sốt và giảm đau do lở miệng.

Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, giúp hạ sốt, làm dịu cơn đau cho trẻ đỡ khó chịu. Lưu ý tuyệt đối không cho trẻ uống Aspirin.

Có thể sử dụng thuốc kháng histamine thông thường như Chlorpheniramine, Polaramin, Theralene… để giảm ngứa cho trẻ.

Lưu ý:

Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.

Điều trị triệu chứng và ngăn ngừa mất nước.

Ngăn ngừa mất nước

Hãy thực hiện các bước để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng mất nước khi hoặc trẻ bị bệnh.Những vết loét miệng có thể gây đau khi nuốt, vì vậy trẻ có thể không muốn uống nước. Hãy cố gắng giỗ dành để trẻ uống từng ngụm nhỏ, cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Điều trị các triệu chứng

Không nên cố tình làm vỡ các mụn nước vì dịch bên trong có thể lây nhiễm cho người khác. Nên để các vết phồng rộp khô một cách tự nhiên.

Dùng đá lạnh, cho vào chiếc khăn sạch để chườm lên những vết phồng rộp ở miệng, sẽ giúp bé giảm cơn đau miệng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng Antacide dạng gel chấm vào vết phồng rộp ở miệng, giúp trẻ giảm đau và ăn uống dễ dàng hơn.

 Dùng thuốc không kê đơn

Những loại thuốc này có thể bao gồm Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Khi nào cần gặp bác sỹ

· Con bạn không thể uống nước bình thường và có dấu hiệu mất nước như ít tiểu, mắt đỏ, môi khô

· Sốt 38 độ C kéo kéo dài hơn 3 ngày.

· Trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu (khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể suy giảm).

· Có các triệu chứng rất nghiêm trọng như co giật, thở nhanh, buồn nôn, mệt mỏi lả đi, đi lại khó

· Những chấm tròn nhỏ màu đỏ, tím, hoặc vết bầm tím không rõ nguyên nhân

· Trẻ nhỏ tuổi, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Các dấu hiệu trên không thuyên giảm càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay vì các dấu hiệu trên có thể là dấu hiệu của bệnh não mô cầu

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nhận biết và chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay – chân – miệng

Cách nhận biết bệnh quai bị, thủy đậu để ngăn ngừa dịch bệnh

Yhocvn.net 

bien tap

Recent Posts

Thực phẩm gây tăng đường huyết nên hạn chế

Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể âm thầm làm tăng…

12 hours ago

Cách ăn cá gây hại sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư

Khi ăn cá thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng…

13 hours ago

Thực trạng bệnh đột quỵ não tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Hội đột quỵ thế giới mỗi năm có 12,2…

1 day ago

Bí quyết thanh lọc gan hiệu quả từ 5 loại độ uống này

Uống thường xuyên 5 loại đồ uống dưới đây trước khi đi ngủ không chỉ…

3 days ago

Bí quyết dưỡng tóc chắc khỏe từ dầu dừa cực hiệu quả

Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mái tóc, khi sử dụng để…

3 days ago

Mùa nắng nóng nên uống nước gì tốt cho tim mạch

Nắng nóng nhiệt độ cao khiến cơ thể dễ bị mất nước nên có thể…

4 days ago