Categories: Mắt

Cách chăm sóc và phòng bệnh cận thị ở trẻ

Bệnh cận thị học đường không còn xa lạ đối với mọi người nữa, trẻ em những mầm non của đất nước đang rơi vào tình trạng cận thị nặng nề, số trẻ em mắc bệnh cận thị không ngừng tăng cao theo từng năm. Nguyên nhân của bệnh cận thị học đường thì không còn gì mới mẻ mà chủ yếu chính là do việc học tập nghỉ ngơi, chăm sóc đôi mắt không hợp lí đã gây ra tình trạng trên. Vậy khi đã bị cận thị rồi thì chúng ta phải làm sao để bảo vệ đôi mắt không bị tăng số cận thị thêm nữa đây? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chăm sóc và phòng bệnh cận thị ở trẻ em.

Cách chăm sóc và phòng bệnh cận thị

Làm gì khi trẻ bị cận thị?

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện của cận thị, cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra để được tư vấn các biện pháp chăm sóc đề phòng cận thị ở mức độ nặng.

Cắt kính chuyên dụng phù hợp cho trẻ.

Cho trẻ đeo kính cận phù hợp với độ cận ở mắt trẻ, để trẻ nhìn xa được rõ hơn tránh việc cố căng mắt nhìn gây cho đôi mắt bị cận nặng thêm.

Chăm sóc đôi mắt khi trẻ bị cận thị

 

Bố mẹ cần lưu ý rằng, việc đeo kính cận có thể giúp trẻ nhìn rõ hơn nhưng không ngăn ngừa bệnh tiến triển, việc thay kính cho trẻ chỉ có thể ngừng lại khi trẻ 25-30 tuổi. Do đó, cần đưa trẻ đi khám định kì 6 tháng/lần hoặc thường xuyên để điều chỉnh độ cận ở trẻ.

Điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ đúng cách giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý. Sử dụng bàn, ghế ngồi học phù hợp với lứa tuổi và chiều cao của trẻ.

Bổ sung các Vitamin B2, A, C, E, Kẽm, Selen, Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium myrtilluss…trong thực đơn hàng ngày cho trẻ, giúp chống oxy hóa và tăng cường thị lực.

Không cho trẻ học hay vui chơi quá mức dễ khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sự điều tiết của mắt.

Cách phòng bệnh cận thị cho trẻ

Bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, không sử dụng đèn chiếu sáng công suất mạnh hoặc ánh sáng đèn quá tối.

Bàn, ghế cho trẻ ngồi học phải được thiết kế đúng quy cách.

Không cho trẻ đọc, viết trong thời gian dài, nên khuyến khích trẻ thư giãn sau mỗi 1 tiếng.

Kiểm soát khoảng cách đọc, viết của trẻ, hướng dẫn trẻ duy trì mức từ 30-50cm từ mắt đến mặt sách.

Xem tivi ở khoảng cách ít  nhất 2m, ngồi cách màn hình máy tính ít nhất 50cm, khuyến khích trẻ nghỉ ngơi sau mỗi 30-40 phút.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Cho trẻ đi khám mắt thường xuyên để kịp thời điều chỉnh các vấn đề gặp phải.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các nhóm thực phẩm giàu Vitamin A, B2, C, E, Kẽm, Selen, Lutein, Zeaxanthin, Vaccinium…

Trên đây là các cách chăm sóc và phòng bệnh cận thị ở trẻ. Hy vọng với những biện pháp trên sẽ giúp cho bố mẹ trong việc ngăn ngừa nguy cơ  mắc cận thị ở trẻ và giúp trẻ có đôi mắt sáng, khỏe.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago