Categories: Truyền nhiễm

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có số ca mắc bệnh nhiều nhất là từ tháng 2 đến tháng 6. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây do vi rút Varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh có diễn biến lành tính nhưng có thể gây thành đại dịch. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em trừ những trẻ bị suy giảm miễn dịch đều nên tiêm phòng thủy đậu.

Thủy đậu là gì

Thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có số ca mắc cao nhất thường từ tháng 2 đến tháng 6. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây do virut Varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng có thể gây thành đại dịch. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.

Nguồn lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Người là nguồn lây duy nhất của thủy đậu, Có thể gây thành dịch ở những vùng đông dân cư. Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp, sau đó là qua tiếp xúc với bóng nước. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con, nếu người mẹ bị bệnh thủy đậu trong lúc mang thai. Mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.

Đáng lưu ý là khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì trong hai tuần đầu, nhưng từ 2-4 ngày trước khi phát bóng nước (nốt rạ), bệnh đã có khả năng lây nhiễm.

Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh.

Triệu trứng của bệnh thủy đậu

 Bệnh trải qua 3 thời kỳ

–   Thời kỳ ủ bệnh

Trung bình từ 14 đến 15 ngày. Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn

–   Thời kỳ toàn phát (24-48h)

Sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch.

Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu.

Phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường.

–  Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc)

Giảm sốt. Nổi bong bóng nước trên nên da màu hồng. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa

4. Biến chứng của bệnh

Thủy đậu là bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của thủy đậu có tác hại đến hệ thần kinh trung ương (liệt thần kinh), có thể gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm da có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid.

yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

5 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago