Categories: Sức khoẻ

Các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

(Tin tức) – Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Hiện bệnh này chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuôc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mội người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau đây: – Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. – Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. – Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… – Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. – Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. – Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Bệnh lưu hành tại trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5%. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh. Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam (83,8%), sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%. Bộ Y tế nhận định, tình hình sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp với số mắc và tử vong cao tại các quốc gia trong khu vực trong thời gian tới. Tại Việt Nam số mắc liên tục có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay nhưng nguy cơ năm 2014 ghi nhận số mắc tăng cao nếu không tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống.

adminyhoc

Recent Posts

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và tốc độ lão hóa

Lão hoá là quy luật tự nhiên của con người. Theo thời gian, ai cũng…

1 hour ago

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

2 days ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

2 days ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

5 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

5 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

5 days ago