Tiêu hóa

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp: Nguyên nhân chính gây bệnh

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp: Nguyên nhân chính gây bệnh

Hệ thống tiêu hóa “được thiết kế độc nhất vô nhị” để tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể.

Hiểu về đường tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa (Digestive system) bao gồm các thành phần: Đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật. Chức năng của hệ thống này là giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Đường tiêu hóa (Gastrointestinal tract – GI) là một phần của hệ thống tiêu hóa. Cấu tạo của đường tiêu hóa gồm một loạt các cơ quan rỗng tham gia vào một ống xoắn dài từ miệng đến hậu môn, cụ thể:

Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng và trực tràng), hậu môn.

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp: Nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh đường tiêu hóa là gì?

Bệnh đường tiêu hóa là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên những cơ quan của đường tiêu hóa. Một số bệnh đường tiêu hóa chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể được khắc phục ngay tại nhà. Các bệnh còn lại là mãn tính, cần điều trị bởi bác sĩ chuyên môn trong thời gian dài.

Những nguyên nhân chính gây bệnh về đường tiêu hóa

Ăn uống không điều độ.

Hay bị căng thẳng, stress.

Lớn tuổi.

Ô nhiễm ở môi trường sống.

Sức đề kháng kém.

Lối sống thiếu khoa học (ít tập luyện thể thao, ngủ trễ, không nghỉ ngơi hợp lý,…)

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Táo bón

Mô tả: Bị táo bón có nghĩa là đi tiêu khó khăn hoặc đi tiêu ít thường xuyên hơn bình thường. Số lần đi tiêu của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu hơn 1 tuần mà vẫn chưa đi tiêu thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón.

– Triệu chứng

Có nhiều cơn quặn (trường hợp nghiêm trọng có thể đau) trong bụng.

Căng thẳng khi đi tiêu.

Chất thải cứng hoặc nhỏ.

Chất thải đi ra khó khăn.

Cảm giác đầy bụng.

– Nguyên nhân

Thay đổi trong thực phẩm hoặc hoạt động.

Không đủ nước hoặc chất xơ trong chế độ ăn uống.

Ăn nhiều sản phẩm từ sữa.

Lười hoạt động.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc giảm đau mạnh như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc viên sắt).

Thuốc kháng axit có canxi hoặc aluminum.

Rối loạn ăn uống.

Hội chứng ruột kích thích.

Mang thai.

Vấn đề với các dây thần kinh và cơ bắp trong hệ thống tiêu hóa.

Ung thư ruột kết.

Bị bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng.

Suy giáp.

– Cách khắc phục

Uống thêm 2 đến 4 ly nước mỗi ngày, trừ khi bác sĩ chỉ định giới hạn nạp chất lỏng vì một lý do khác.

Hãy thử dùng các loại nước uống ấm, đặc biệt là vào buổi sáng.

Ăn nhiều rau củ và trái cây.

Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Khi di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột của cũng sẽ hoạt động tích cực hơn.

– Cần đến bác sĩ khi

Đã thử những cách khắc phục tại nhà nhưng không có hiệu quả.

Có máu trong chất thải.

Giảm cân không chủ đích.

Bị đau dữ dội khi đi tiêu.

Táo bón đã kéo dài hơn 2 tuần.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Mô tả: Là một rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới (LES), vòng cơ giữa thực quản và dạ dày.

– Triệu chứng

Cơn ợ nóng bắt đầu từ phía sau xương ức và di chuyển lên đến cổ và cổ họng. Có thể kéo dài 2 tiếng.

Hơi thở có mùi hôi.

Buồn nôn.

Đau ở ngực hoặc phần trên bụng.

Khó nuốt.

Xuất hiện các vấn đề về đường hô hấp như ho, khó thở, thở gấp,…

– Nguyên nhân

Béo phì hoặc mang thai

Tác dụng phụ một số loại thuốc điều trị hen, huyết áp, dị ứng,…

Hút thuốc bị động và chủ động.

Cách khắc phục

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Ngưng hút thuốc lá.

Nâng cao gối lên cao hoặc ngủ trên nệm được thiết kế đặc biệt làm giảm chứng ợ nóng.

– Cần đến bác sĩ khi

Nôn nhiều.

Thường xuyên bị tức ngực hoặc nôn mửa.

Chất nôn mửa màu xanh lá cây hoặc màu vàng hoặc có máu.

Khó thở sau khi ói mửa.

Bị đau ở miệng hoặc cổ họng khi ăn.

Gặp khó khăn khi nuốt.

Nhiễm trùng đường ruột

Mô tả: Đường ruột bị vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công.

– Triệu chứng

Nhiễm siêu vi đường hô hấp.

Chán ăn.

Buồn nôn.

Đau bụng.

Co thắt ở bụng. Mỗi cơn co thắt sẽ thường kéo dài 3 – 4 phút một lần.

Hội chứng ruột kích thích.

Tiêu chảy.

Trầm cảm.

Rối loạn giấc ngủ.

Nghiến răng.

Nhức đầu.

Da có dấu hiệu bị bỏng.

– Nguyên nhân: Tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc vệ sinh kém.

Cách khắc phục

Uống nhiều nước.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Cần đến bác sĩ khi: Xuất hiện các triệu chứng trên ở mức độ nghiêm trọng.

Bệnh viêm ruột thừa

Mô tả: Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa, xảy ra khi ruột thừa bị tắt nghẽn.

– Triệu chứng

Đau bụng: Lúc đầu là đau âm ỉ ở gần rốn hoặc vùng bụng trên. Về sau cơn đau xuất hiện phổ biến ở khu vực vùng bụng trên/ dưới, lưng hoặc trực tràng.

Ăn mất ngon.

Buồn nôn.

Bụng có dấu hiệu sưng.

Sốt cao.

Đi tiểu đau và khó đi tiểu.

Chuột rút nặng.

Táo bón hoặc tiêu chảy.

– Nguyên nhân: Tắc nghẽn do

Chất thải.

Tế bào ung thư.

Nhiễm trùng ruột thừa.

– Cần đến bác sĩ khi:

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đau bụng, các cơn đau tăng dần

Viêm loét đại tràng

Mô tả: Thuộc loại bệnh viêm ruột, gây kích ứng và viêm đến ruột già hoặc đại tràng. Về sau, bên trong ruột già hoặc đại tràng của bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết loét.

– Triệu chứng

Triệu chứng chính: Tiêu chảy ra máu hoặc mủ.

Các triệu chứng kèm theo:

Đau bụng dữ dội.

Không cảm thấy đói.

Cân nặng giảm.

Sốt.

Suy nhược cơ thể.

Mất nước.

Đau khớp hoặc đau nhức toàn thân.

Đau mắt nhìn ánh sáng.

Thiếu máu.

Loét da.

Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiêu.

– Nguyên nhân:

Rối loạn chức năng của hệ miễn dịch: Khi chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, hệ miễn dịch tấn công luôn cả những tế bào của hệ tiêu hóa. Từ đó tạo ra các vết loét ở ruột già hoặc đại tràng.

– Cần đến bác sĩ khi:

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Bệnh Crohn

Mô tả: Bệnh Crohn gây viêm trong một phần hệ thống tiêu hóa, thường là ở ruột non và ruột kết.

– Triệu chứng

Tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau bụng.

Giảm cân.

Chảy máu từ trực tràng của bạn.

Suy nhược cơ thể.

Buồn nôn.

Sốt.

Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiêu.

– Nguyên nhân:

Tương tự như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn cũng có nguyên nhân do rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, khiến các vết loét xuất hiện ở ruột non và ruột kết.

– Cần đến bác sĩ khi:

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Hội chứng ruột kích thích

Mô tả: Một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến ruột già.

– Triệu chứng

Tiêu chảy dữ dội hoặc táo bón.

Táo bón xen kẽ với tiêu chảy.

Đau bụng, thường ở nửa dưới bụng.

Cảm giác bụng chứa rất nhiều khí hoặc đầy hơi.

Chất thải cứng hơn hoặc lỏng hơn bình thường.

Bụng phình to.

– Nguyên nhân

Thực phẩm: Đối với vài người, một số loại thực phẩm có thể gây ra hội chứng ruột kích thích với họ, một số thực phẩm khác lại không.

Căng thẳng.

Thay đổi hormone, thường là do chu kỳ kinh nguyệt.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ví dụ khuẩn salmonella.

Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.

Di truyền: Trên thực tế, những người có tiền sử gia đình có người từng bị hội chứng ruột kích thích có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

– Cách khắc phục

Dừng ăn những thực phẩm khiến hệ tiêu hóa của bạn khó chịu.

Thư giãn, tránh để bị căng thẳng.

Ăn chín, uống sôi.

– Cần đến bác sĩ khi:

Những người đang có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mình mắc hội chứng ruột kích thích nên chủ động gặp bác sĩ để tìm ra phương án điều trị tốt nhất.

Bệnh viêm loét dạ dày

Mô tả: Bệnh viêm loét dạ dày tạo ra vết loét gây đau ở niêm mạc dạ dày hoặc ở phần đầu ruột (tá tràng).

Triệu chứng

Chán ăn.

Buồn nôn.

Chải thải có máu hoặc màu tối.

Giảm cân không chủ đích.

Khó tiêu.

Tức ngực.

– Nguyên nhân

Vi khuẩn H.PYLORI (Helicobacter pylori): Một số người bị nhiễm H.PYLORI không bị loét. Tuy nhiên ở những người khác, vi khuẩn này có thể làm tăng lượng axit, phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ và kích thích đường tiêu hóa.

Một số thuốc giảm đau: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) ngăn chặn cơ thể tạo ra hóa chất giúp bảo vệ thành trong của dạ dày và ruột non khỏi axit dạ dày. Từ đó khiến dạ dày và ruột non bị loét dần bởi axit.

Những người hút thuốc lá và uống rượu cũng có khả năng bị loét cao hơn.

– Cần đến bác sĩ khi:

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Lợi ích khi khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa

Phát hiện sớm nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa nguy hiểm

Rất nhiều bệnh tiêu hóa là tiền thân hoặc có mối liên hệ với các bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư hậu môn,… Trong năm 2000, Hội Ung thư Việt Nam đã thống kê được 69000 ca mắc bệnh. Con số này đã tăng lên thêm 57000 ca vào năm 2010. Chưa dừng lại ở đó, dự kiến đến năm 2020, cả nước ta sẽ có tổng cộng khoảng 200.000 ca mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Mặc dù có tỷ lệ tử vong cao nhưng các bệnh ung thư đường tiêu hóa vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa sẽ giúp người thực hiện cập nhật tình trạng đường tiêu hóa hiện tại của mình. Điều này sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, từ đó giúp bác sĩ lên bác sĩ lên phát đồ điều trị nhanh chóng và chính xác.

Chấm dứt tình trạng khó chịu do các bệnh gây nên

Đường tiêu hóa và hệ tiêu hóa đều đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống. Khi đường tiêu hóa gặp vấn đề, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người lớn tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao và chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh nhất. Với những người lớn tuổi, các bệnh đường tiêu hóa càng làm trầm trọng hơn các bệnh lý mãn tính vốn có khác. Đồng thời, cơ thể suy nhược do hấp thụ kém các chất dinh dưỡng nên người lớn tuổi cũng sẽ cáu gắt hơn bình thường.

Người lớn tuổi nên chủ động khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ

Được tư vấn về chế độ sống lành mạnh hơn

Rất nhiều người hiện nay có lối sống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều chất béo có hại, lười vận động,… Những thói quen này có thể dần dần làm tổn hại các cơ quan trong hệ tiêu hóa mà bệnh nhân không hề hay biết, Khi khám sàng lọc bệnh đường tiêu hóa, dựa vào kết quả mà bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên thiết thực giúp người thực hiện phòng tránh hoặc kiểm soát được bệnh tốt hơn.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Chảy máu đường tiêu hóa

+ Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng điển hình, nguyên nhân, điều trị

+ Vai trò của Enzyme trong tiêu hóa, thực phẩm chứa enzyme có lợi

+ Nguyên nhân thức ăn không tiêu hóa xuất hiện nguyên trong phân?

+ Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ bệnh tật của con người

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago