Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm đối với trẻ em. Bỏng không những gây đau đớn, việc chữa trị phức tạp, lâu dài, tốn kém mà bỏng còn để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ, tàn phế suốt đời, thậm chí khiến trẻ tử vong. Nghiên cứu đánh giá thực trạng tai nạn bỏng trẻ em tại khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội trong 5 năm (2010-2014) cho thấy bỏng ở trẻ em chiếm hơn một nửa tổng số bệnh nhân bỏng (52,09%).
Chỉ quanh trong nhà thì những thứ đe dọa gây bỏng với trẻ em đã rất nhiều.
Bỏng nhiệt ướt:
Bỏng do nước sôi, nồi canh sôi…là nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với hoặc lối đi của trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ.
Bỏng nhiệt khô:
Bỏng do bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi…thường do người lớn để bất cẩn hoặc trẻ nghịch ngợm đốt lửa sưởi, rơm rạ, đánh đổ xăng dầu gây bắt lửa.
Bỏng hóa chất:
Bỏng do vôi tôi, bỏng do axid, kiềm, sử dụng nhầm acid.
Đa số trẻ bị bỏng là do các sự cố trong gia đình. Do đó, các bậc cha mẹ có thể phòng bằng một số biện pháp cụ thể sau đây:
+ Cho trẻ biết rất sớm những cái nóng và có thế gây bỏng.
+ Bộ phận đặt các nồi, xoong, chảo… của lò nấu ăn phải có trang bị bảo vệ và tay cầm của các dụng cụ nấu ăn phải quay vào tường.
+ Không cho trẻ đến gần các lò than nấu ăn.
+ Không làm nguội bất cứ một chất lỏng đun sôi nào bằng cách để trực tiếp trên bếp.
+ Phải cắt điện ngay khi thôi sử dụng các dụng cụ nấu nướng bằng điện.
+ Luôn để các máy lửa và ống diêm ngoài tầm tay của trẻ.
Trường hợp trẻ bị bỏng, việc đầu tiên là phải vén các quần áo bằng sợi tự nhiên (sợi bóng, len) có tiếp xúc với khu vực bị bỏng. Nếu cần thì cắt quần áo ra để tranh thủ thời gian và tránh mọi va chạm – nếu là sợi tổng hợp dính vào da thì thôi sau đó, phải dội ngay nước lã vào nơi bị bỏng, với áp lực vừa phải, trong 5 đến 10 phút – nước lã có tác dụng giảm đau và tránh cho vết bỏng ăn sâu xuống. Nếu vết bỏng rất rộng thì giảm thời gian rảy nước để tránh gây ra tình trạng nhiệt độ thấp cho trẻ.
Trừ các vết bỏng nhẹ, cần đưa cháu đi khám bệnh. Khi da bị đỏ, không có nốt rộp (bị bỏng độ 1): Nếu vết bỏng đã được định vị thì dùng vải tuyn có mỡ nhưng nên có chất phụ gọn để phủ lên rồi dùng gạc vô trùng băng lại. Nếu diện tích bị bỏng lớn và vết bỏng nằm ở mặt, ở cổ, các bàn tay và chân hoặc bộ phận sinh dục thì phải đưa đi khám ngay.
Khi da có các nốt rộp (bỏng độ 2): Tuyệt đối không được chích nốt rộp. Nếu có nhiều mụn rộp hoặc rải ra trên một diện tích lớn thì nhanh chóng đưa cháu đi khám, sau khi đã che vết bỏng bằpg một miếng vải sạch, không có lông.
Trường hợp bỏng da tiếp xúc kéo dài từ một nguồn nhiệt làm cho da bị trắng và mất cảm giác (bỏng độ 3) phải nằm bệnh viện. Trường hợp này, cần gọi cơ quan cấp cứu và không được tự tiện cho dùng thuốc hoặc uống một thứ gì nhằm tránh gây khó khăn cho việc gây mê khi cần thiết.
Bỏng – nguy cơ tiềm ẩn trong nhà
Bé Huy 2 tuổi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ở chơi trong nhà với người anh. Hai anh em đang chạy đuổi nhau thì Huy xô vào phích nước đặt cạnh tường và ngã. Phích đổ xuống và nắp bung ra. Nước nóng xối vào người Huy suốt từ cổ cho đến chân. Huy đã được đưa ngay đến bệnh viện nhưng vết bỏng khá rộng nên bé rất đau. Từ đó cho đến khi vết bỏng lên da non mẹ Huy là người vất vả nhất. Nhưng chị không chỉ chịu sự mệt nhọc về thể xác mà còn rất khổ sở khi đứa con suốt ngày kêu khóc vì đau rát. Trước đó không lâu, bé Thu Phương 6 tuổi, chị họ của Huy cũng đã bị bỏng. Nhưng khác với Huy, Phương bị bỏng do ngã vào chiếc bếp điện vừa mới tắt. Chỗ bỏng rồi cũng lành nhưng vết sẹo để lại trên ngực Phương trông rất xấu và nó trở thành nỗi mặc cảm khi bé có ý thức về cái đẹp trên thân.
Nếu sự việc không may xảy ra, cần nhanh chóng xử lý tùy theo mức độ bỏng. Có thể chia bỏng ra làm 3 cấp độ.
Độ 1: Vết bỏng tấy đỏ, có thể chữa bằng nước, ngâm vết bỏng vào nước, dùng khăn thấm nước lạnh hoặc đá chườm vào. Nếu bỏng ít có thể bôi một ít thuốc đánh răng để giảm đau, không bị rộp.
Độ 2: Khi vết thương đã phồng rộp hoặc trớt da, không được ngâm nước đê tránh bị nhiễm trùng. Cần lấy băng thuốc băng lại rồi mời bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sờ y tế xem xét.
Độ 3: Khi vết bỏng làm tổn thương đến các cơ quan, có dấu hiệu bỏng nặng phải đưa trẻ đến ngay bệnh viên. Chú ý trường hợp trẻ quá đau ngất đi hoặc vết thương bỏng quá nặng dẫn đến tử vong.
Trẻ em rất hiếu động. Khi mùa hè đến thời gian ở nhà của các em nhiều hơn. Chính vì vậy người lớn càng cần phải chú ý. Một chút sơ sẩy cùa người lớn nhiều khi sẽ gây tác hại khồng lường đối với những đứa con của mình.
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…