Thứ Ba, 10/01/2017 | 03:15

Qua tham khảo pháp luật quốc tế cho thấy, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.

Sau khi tiến hành khảo sát, Bộ Y tế nhận thấy cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Nếu quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định. Nhưng lại tiêu tốn ngân sách nhà nước khoảng 4.180 tỷ. Và thực hiện phương án này có thể xảy ra tình trạng dư thừa máu.

Bộ Y tế quyết định chọn phương án hiến máu tự nguyện trong người dân

Bộ Y tế quyết định phương án hiến máu tự nguyện.

Trường hợp thực hiện hiến máu tự nguyện trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong 1 năm thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ

Qua tham khảo pháp luật quốc tế cho thấy, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.

Trên cơ sở xem xét thực tiễn, Bộ Y tế đã quyết định chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.

Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước đang phát triển, nhu cầu máu dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Như vậy mỗi năm với dân số 90 triệu dân (Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 01/4/2014), Việt Nam cần khoảng 1, 8 triệu đơn vị máu.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2016, cả nước tiếp nhận khoảng 1,2 triệu đơn vị máu (đáp ứng 66% nhu cầu về máu và tỷ lệ hiến máu đạt 1,4% số dân hiến máu).

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook