Categories: Hỏi đáp y học

Bộ Y tế họp khẩn ứng phó với virus gây teo não ở trẻ em

Chiều 29-1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì buổi họp khẩn cấp để đưa ra các phương án phòng, chống dịch Zika, một loại virus được cho là gây teo não ở trẻ em xâm nhập vào Việt Nam.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục phó Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết virus Zika đã được phát hiện lần đầu tiên trên động vật tại rừng Rika của Uganda vào năm 1947. Nhưng kể từ khi được phát hiện tại Brazil vào tháng 5-2016, nó đã bùng phát và lây lan nhanh chóng. Tính đến nay đã lan rộng tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo ông Tấn, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh, tuy nhiên, không loại trừ nguy cơ virus Zika xâm nhập vào nước ta.

Khả năng virus Zika vào Việt Nam là do trong nước đang có sẵn vecto truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika hoàn toàn có thể lây truyền nơi có muỗi Aedes sính sống.

Thứ hai là Việt Nam chưa có miễn dịch cộng đồng căn bệnh này, đây là loại virus mà thế giới chưa có vaccine và thuốc đặc trị. Vì thế, chỉ cần một trường hợp bệnh xuất hiện tại Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh lan rộng là điều có thể xảy ra.

Theo ông Tấn, khó khăn lớn nhất trong việc phát hiện ca bệnh nhiễm virus Zika hiện nay là 80% triệu chứng bệnh không điển hình, các dấu hiệu gần giống với triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, do đó việc chẩn đoán bệnh không hề dễ dàng đối với cả các nhân viên y tế.

Ông Kato, đại diện Tổ chức WHO tại Việt Nam, cho biết có sự liên quan giữa virus Zika và hội chứng teo não ở trẻ sơ sinh, dù mối liên hệ này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu rõ hơn.

Ông Kato đề nghị Việt Nam cần chuẩn bị tốt các phương án ứng phó kịp thời và nâng cao hệ thống chẩn đoán, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực nhân viên y tế để chuẩn bị cho khả năng xấu nhất khi phát hiện ra ca bệnh nhiễm virus tại bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo.

Phát biểu tại buổi họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, cho biết Bộ Y tế sẽ lên kế hoạch phòng, chống dịch toàn diện từ kịch bản phòng, chống dịch bệnh mới nổi sẵn có, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin, khuyến cáo chi tiết cho người dân. Trong đó, quy trình giám sát, phát hiện và hướng dẫn xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phải được đặc biệt chú trọng.

Ông Long khuyến cáo người dân, nhất là phụ nữ đang trong thai kỳ, hạn chế đến các vùng đang có dịch.

Nguồn: Afamily

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

2 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago