Categories: B

BLEPHAMIDE

Viêm mí mắt không mưng mủ và viêm kết mạc- mí (gây ra do chất tiết nhờn, dị ứng, cầu khuẩn)

A L L E R G A N

Hỗn dịch tra mắt: lọ 5 ml – Bảng B.

Hỗn dịch tra mắt : lọ 15 ml – Bảng B.

THÀNH PHẦN

cho 1 ml

Sulfacétamide sodium  100 mg

Prednisolone acétate   2 mg

Phényléphrine             1,2 mg

DƯỢC LỰC

Sulfacétamide sodium ở nồng độ 10% là tác nhân kìm khuẩn mạnh (có tác dụng trên phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm cầu khuẩn). Prednisolone (dạng hỗn dịch vi hạt không kích ứng) có công dụng trên các biểu hiện viêm và dị ứng của bệnh viêm mí mắt. Phényléphrine trong Blephamide làm co mạch nhanh chóng những mạch bị ứ máu trong mắt và mí mắt.

CHỈ ĐỊNH

Viêm mí mắt không mưng mủ và viêm kết mạc- mí (gây ra do chất tiết nhờn, dị ứng, cầu khuẩn), viêm kết mạc không mưng mủ (do dị ứng và do vi khuẩn).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Herpès cấp tính (viêm giác mạc dạng đuôi gai), nhiễm trùng mưng mủ chưa được điều trị, đậu mùa, thủy đậu và hầu hết các bệnh nhiễm virus khác của giác mạc và kết mạc, lao mắt và nấm mắt.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

1. Ở những bệnh có liên quan đến vi khuẩn, sự nhiễm khuẩn có thể bị che lấp, được tăng lên
hay được hoạt hóa bởi corticoide.

2. Dùng rộng rãi có thể gây tăng nhãn áp trên các bệnh nhân nhạy cảm. Nên kiểm tra nhãn áp thường xuyên ở các bệnh nhân này.

3. Ở các bệnh gây mỏng giác mạc, dùng corticoide đường cục bộ có thể làm thủng giác mạc.

4. Dùng thận trọng ở những bệnh nhân được biết hoặc nghi ngờ mẫn cảm với sulfamide. Ngưng thuốc nếu mẫn cảm hoặc xảy ra các phản ứng không mong muốn khác.

5. Nên dùng thận trọng ở bệnh nhân bị glaucome góc hẹp.

6. Có những báo cáo về hiện tượng đục thủy tinh thể bao sau (posterior subcapsular lenticular
opacities) xảy ra sau khi dùng thuốc với liều cao hoặc điều trị kéo dài với các corticoide dùng tại

chỗ trong nhãn khoa.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Nhỏ 1 giọt vào mắt, 2-4 lần/ngày tùy theo mức độ bệnh. Thông thường trong giai đoạn đầu hay cấp tính của viêm mí mắt, Blephamide mang lại kết quả nhanh và hữu hiệu nhất khi nhỏ trực tiếp vào mắt, với sự trải rộng trên mí mắt (phương pháp I). Tuy nhiên trong trường hợp chỉ dùng ở mí mắt, có thể nhỏ Blephamide trực tiếp vào vị trí thương tổn (phương pháp II).

Phương pháp I : trong mắt và trên mí mắt

1. Rửa tay sạch, nghiêng lọ thuốc nhỏ 1 giọt vào mắt.

2. Nhắm mắt và làm tản rộng thuốc vào trên và dưới mí mắt.

3. Không được lau mắt, thuốc sẽ khô hoàn toàn sau 4-5 phút để lại một màng trong suốt ở mí mắt trong nhiều giờ. Người khác không nhìn thấy cũng như sẽ không cản trở thị giác.

4. Nên rửa sạch thuốc khỏi mí mắt, 1-2 lần trong ngày. Tuy nhiên phải dùng thuốc lại sau mỗi khi rửa.

Phương pháp II : trên mí mắt

1. Rửa tay sạch, nhắm mắt, nghiêng lọ thuốc nhỏ 1 giọt vào mí mắt, tốt nhất là nhỏ vào góc mắt phía mũi.

2. Phân tán rộng thuốc vào trên và dưới mí mắt.

3. Không được lau mắt, thuốc sẽ khô hoàn toàn sau 4-5 phút để lại một màng không nhìn thấy ở mí mắt trong nhiều giờ.

4. Nên rửa sạch thuốc khỏi mí mắt, 1-2 lần trong ngày. Tuy nhiên phải dùng thuốc lại sau mỗi khi rửa.

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Bùi My

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

1 day ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

1 day ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

1 day ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

6 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

7 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

7 days ago