Categories: Dinh dưỡng

Biểu hiện thiếu vitamin và cách khắc phục

Mệt mỏi, chán ăn, mờ mắt… là những triệu chứng cảnh báo cơ thể bị thiếu vitamin.

– Gần đây tôi thường có triệu chứng mệt mỏi, ǎn không ngon, mờ mắt… Tôi nghe nói đây có thể là dấu hiệu của thiếu vitamin. Làm thế nào để biết cơ thể thiếu vitamin gì và có cách nào để bổ sung? -Nguyễn Thị Duyên (Hải Dương)

Dược sĩ Dương Tuyết tư vấn:

– Những biểu hiện mà bạn kể cho thấy bạn có nguy cơ cao bị thiếu vitamin. Cách tốt nhất để biết thiếu vitamin gì thì bạn nên đi khám ở chuyên khoa dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng tôi có thể giúp bạn nhận biết khi cơ thể thiếu vitamin và cách bổ sung từ thực phẩm như sau.

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của thiếu vitamin.

Thiếu vitamin tan trong dầu

Thiếu vitamin A: Người bệnh dễ bị nổi mụn trứng cá, tóc khô, mệt mỏi, mất ngủ, mờ mắt về ban đêm, giảm ý thức về mùi vị, dễ bị viêm nhiễm.

Để khắc phục, nên bổ sung nguồn vitamin A trong các loại thực phẩm: dầu gan cá, gan, cà rốt, rau xanh đậm, trứng, sản phẩm từ sữa hay các loại trái cây có vỏ màu vàng.

Thiếu vitamin E: Biểu hiện qua phản xạ lệch lạc, tâm tính thất thường, mắt chuyển động thiếu nhịp nhàng, khô da, phồng nơi bàn chân. Vitamin E có thể tìm thấy trong lúa mì, dầu cải, lá cải xanh, đậu nành, ngũ cốc các loại.

Thiếu vitamin K: Biểu hiện chảy máu mũi, trục trặc trong việc đông máu ở vết thương, tiêu chảy. Các thực phẩm có thể bổ sung nguồn vitamin K là đậu nành, dầu gan cá, sữa chua, lòng đỏ trứng, lá cải xanh.

Thiếu vitamin D: Cảm giác nóng ở họng, miệng, ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy, mất ngủ, cǎng thẳng. Thực phẩm giàu vitamin D là dầu gan cá, cá thu, cá hồi, cá trích và các ấn phẩm làm từ sữa.

Thiếu vitamin tan trong nước

Thiếu vitamin B1: Với triệu chứng ăn không tiêu, tiêu chảy, tuần hoàn kém, lo lắng, nên dùng các loại thực phẩm giàu viatmin B1 như hạt ngũ cốc, lúa mì, yến mạch, thịt, gan, tim.

Thiếu vitamin B2: Dễ bị loét miệng, lở môi, mệt mỏi, tóc có màu và khô. Nên ǎn các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như rau xanh sẫm, sữa, gan, thận, trứng và cá.

Thiếu vitamin B6: Có biểu hiện rụng tóc, mụn trứng cá, mắt đỏ, mờ mắt, mệt mỏi, chậm ngủ, chậm lành vết thương. Các bạn có thể tìm nguồn B6 bổ sung từ thận, đậu nành, bắp cải, trứng, đậu phộng…

Thiếu vitamin B12: Các biểu hiện nhức đầu, ăn mất ngon, hơi thở ngắn, táo bón, sức tập trung kém, hay quên. Thực phẩm giàu vitamin B12 có trong gan, thịt bò, trứng, pho mát, sữa, thận.

Thiếu vitamin C: Nướu răng dễ bị chảy máu, trầm uất, tụ máu trên da, đau khớp, long răng, chậm lành vết thương. Có thể tìm nguồn vitamin bổ sung ở chanh, cam, cà chua, khoai tây, hoa cải.

Để phòng tránh thiếu vitamin, cách tốt nhất là ăn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm, rau, củ, hoa quả hàng ngày. Trường hợp thiếu nhiều, thể hiện bệnh lý, cần bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Theo DS.Dương Tuyết / Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

10 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago