Trào ngược axit, hay trào ngược dịch vị dạ dày vào thực quản, cuống họng hoặc miệng là triệu chứng đáng chú ý nhất của bệnh trào ngược dạ dày và nó vô cùng khó chịu. Không những thế, thuốc nhằm điều trị chứng trào ngược axit cũng được chứng minh là gây hại đến cơ quan nội tạng khi sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, có một số nguyên liệu từ tự nhiên giúp bạn dễ dàng giải quyết vấn đề này cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Đầu tiên, làm thế nào để bạn phát hiện được triệu chứng trào ngược axit ở con bạn? Theo WebMD, trẻ em bị trào ngược axit thường trình bày các triệu chứng sau đây:
– Nôn mửa thường xuyên
– Ho dai dẳng
– Nghẹn hoặc nôn khi ăn
– Đau bụng
– Viêm phổi định kỳ
– Viêm họng không rõ nguyên nhân
– Mắt đỏ và chảy nước mũi trong khi ăn
– Ho
– Nấc cục thường xuyên
– Cong lưnghoặc quằn quại trong khi ăn
Nếu thấy những triệu chứng trên, hãy đưa bé tới khám bác sĩ để biết được con bạn có thực sự bị trào ngược axit hay không.
Trong trường hợp đúng là bé bị trào ngược axit, việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống của trẻ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những bài thuốc từ tự nhiên sau để hạn chế tình trạng trào ngược axit ở trẻ.
1. Giấm táo
Khá ngạc nhiên khi bạn có thể giải quyết tình trạng trào axit lại bằng chính một loại nguyên liệu có nhiều axit.
Thực tế lý do hết sức đơn giản. Nguyên nhân của chứng trào ngược axit không phải là do quá nhiều axit trong dạ dày, mà ngược lại, do quá ít axit. Khi dạ dày của con bạn tiết ra quá ít axit, axit sẽ phải trào lên xung quanh để tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Điều đó dẫn đến tình trạng axit phải trào lên thành thực quản.
Hãy pha 1/4 muỗng cà phê giấm táo với 170ml nước để uống. Đây là hỗn hợp điều trị nhanh chóng chứng trào ngược axit bằng cách khôi phục lại sự cân bằng axit trong dạ dày.
2. Dầu dừa
Đây là nguyên liệu tự nhiên có khả năng chống viêm. Kết quả là nó làm dịu viêm từ trào ngược axit. Đối với trẻ nhỏ, hãy cho 1 muỗng cà phê dầu dừa vào nước ấm để uống.
Với trẻ sơ sinh, chỉ cần lau miệng của bé với dầu dừa 3-4 lần/ngày.
Ngoài việc chống lại tình trạng viêm, dầu dừa sẽ giúp tiêu hóa tốt và cân bằng nội tiết.
3. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm có tính kiềm sẽ làm dịu thực quản của bạn. Không giống như các thuốc kháng axit, nó tăng khả năng của cơ thể để hấp thụ protein.
4. Kẹo cao su không đường
Chắc chắn đây không phải là phương pháp áp dụng cho trẻ sơ sinh khi các bé có khả năng nuốt kẹo cao su. Tuy nhiên biện pháp này có thể mang lại tác dụng kỳ diệu với trẻ em 4 tuổi trở lên. Nó hoạt động bằng cách kích thích dòng chảy của nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày của bạn.
Lưu ý là bạn nên dùng kẹo cao su không đường để giữ cho răng bé khỏe mạnh và không bị sâu.
Khánh An (Nguồn: DW)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…