Tiết niệu

Biến chứng, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng rất phổ biến ở hệ tiết niệu. Các vi khuẩn gây bệnh có thể gây viêm nhiễm ở niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm, tình trạng viêm nhiễm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh khi dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên trong trường hợp điều trị không hiệu quả, quá muộn hoặc người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng sau:

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.

+ Áp xe tuyến tiền liệt.

+ Viêm tuyến tiền liệt mãn tính.

+ Hẹp niệu đạp.

+ Viêm bể thận và viêm bàng quang.

+ Áp xe thận.

+ Suy thận.

+ Viêm thận cấp.

+ Bệnh thận khu trú.

+ Tăng huyết áp.

+ Nhiễm trùng huyết.

+ Tiểu không tự chủ.

+ Sỏi tiết niệu Staghorn.

+ Người mẹ bị bệnh khi mang thai nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non; trẻ khi sinh bị nhẹ cân, nhiễm khuẩn sơ sinh…

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Việc phòng bệnh bao giờ cũng đơn giản và hiệu quả hơn chữa bệnh, những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh:

+ Rửa tay trước và sau khi sử dụng nhà vệ sinh để tránh lây lan hoặc mắc phải mầm bệnh.

+ Luôn lau, rửa hậu môn kĩ sau khi đi đại tiện để tránh các loại vi khuẩn từ trực tràng tiến vào đường tiết niệu.

+ Hạn chế hoặc không sử dụng màng film, bao cao su không được bôi trơn hoặc chất diệt tinh trùng để phòng tránh thai.

+ Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.

+ Phụ nữ nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục vì vi khuẩn trong bàng quang có thể tăng gấp mười lần sau khi quan hệ tình dục.

+ Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu và khiến chúng ta đi tiểu thường xuyên hơn, nhờ đó có thể loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu một cách dễ dàng.

+ Dùng các thực phẩm có khả năng chống nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả như nam việt quất, tỏi , sữa chua không đường, trái cây họ cam quýt, kiwi…

+ Uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

+ Hạn chế mặc quần áo bó sát bởi quần áo bó sát có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, thúc đẩy vi khuẩn phát triển, có thể thử mặc quần áo rộng rãi và đồ lót cotton để ngăn độ ẩm tích tụ xung quanh niệu đạo.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Những điều ít ai biết về tiểu không tự chủ

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu không tự chủ

Làm gì khi chó mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu?

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những việc cần làm để đối phó với dịch bệnh

Bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới.…

8 hours ago

Thói quen gây tăng nguy cơ nhiễm cảm cúm

Cảm cúm gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người mắc, nhưng có một số…

16 hours ago

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng trở nặng

Bệnh tay chân miệng thường diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi sau 7-10…

2 days ago

Giải pháp phòng ung thư đại trực tràng gia tăng

Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở hệ…

2 days ago

Các thực phẩm tự nhiên giàu biotin rất tốt cho tóc

Những loại thực phẩm từ tự nhiên dưới đây không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng…

2 days ago

Những bài thuốc trị bệnh hay từ rau trai (thài lài trắng)

Rau trai (thài lài trắng) thường mọc hoang ở các bờ ruộng nhưng chúng lại…

3 days ago