Categories: Sức khoẻ

Bài thuốc xoa bóp từ củ riềng

Không chỉ là một loại gia vị "thần thánh", củ riềng còn tạo nên một bài thuốc xoa bóp cực kỳ hiệu nghiệm trị sưng đau xương khớp.

Gọi củ riềng là loại gia vị “thần thánh” bởi nó không thể thiếu trong các món ăn khoái khẩu với thịt chó, thịt dê…

Ngoài kích thích vị giác và tạo nên hương vị riêng cho món ăn, củ riềng còn được người xưa tận dụng và lưu truyền lại nhiều bài thuốc quý cho đến bây giờ, đặc biệt là bài thuốc xoa bóp vô cùng công hiệu.

Củ riềng là vị thuốc xoa bóp rất công hiệu.

Theo Đông y, củ riềng có tính ấm với tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau trừ thấp, kiện tỳ vị,dành cho người bị chứnghư hàn, chân tay yếu mềm, cơ thể suy nhược. Sau đây là bài thuốc xoa bóp từ củ riềng:

Nguyên liệu: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g.

Thực hiện: Các vị trên thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm, nhẹ. Dùng trong trường hợp đaumình mẩy,sưng đau các khớp, trật ngã, sang chấn, đau thần kinh tọa, đau nhức cục bộ,…

Bài thuốc này được lưu truyền trong dân gian và được ông cha tatin dùng từ baođời.

Ngoài ra, củ riềng cònđược”chế biến” thành nhiều bàithuốc với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau:

Chữa tiêu chảy: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, chích thảo 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Trúng thực hay ngộ độc thức ăn: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

Đau bụng sôi bụng, đại tiện lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chân tay lạnh, người mệt mỏi, đại tiện nhiều, phân lỏng: củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chính thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10-12 ngày là một liệu trình.

S.T

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

9 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago