Bí đỏ, bí ngô hay bí rợ có tên khoa học là Cucurbita pepo, thuộc họ bầu bí. Tất cả các bộ phận của cây bí ngô, từ quả non, quả chín, hạt bí, hoa bí, đọt bí đều được làm thực phẩm. Ngọn (đọt) bí, hoa bí thường xào tỏi, quả có thể luộc, xào, nấu canh. Quả bí chín còn để nấu soup, nấu chè…
Bí ngô thường được ví là loại thực phẩm vàng cho sức khỏe, nằm trong danh sách các món ăn “trường sinh bất lão” của người Nhật. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao?
Bí ngô ít năng lượng nhưng giàu dưỡng chất
Theo nutritiondata.self.com, 1 cốc bí ngô nấu chín (tương đương 245g) có thể chứa các thành phần sau:
Năng lượng 49 kcal, protein 2g, chất xơ 3g, cacbonhydrat 12g, vitamin A 2650 IU, niacin 1UI, folate 21mcg, vitamin C 12mg, vitamin E 3mg, kali 264mg, canxi 37mg, sắt 1,4mg, magie 22mg, kẽm 0,5 mg, selen 0,5mcg…, và nhiều các chất mang hoạt tính sinh học khác như cucubbitacin.
Theo Đông y, quả bí ngô có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, tốt cho thận, giải nhiệt, giải độc cho gan, ngừa cảm nắng…, vẫn được dùng như một vị thuốc để chống viêm, bồi bổ cơ thể.
Lợi ích sức khỏe từ bí ngô
Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn là nguồn dồi dào các vitamin và khoáng chất vô cùng hữu ích cho sức khỏe.
Với hàm lượng vitamin A khá cao, bí ngô là loại thực phẩm tuyệt vời cho mắt. Bệnh nhân quáng gà ăn nhiều bí ngô sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh tật. Alpha caroten trong bí ngô được cho là có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành đục thủy tinh thể ở mắt. Như vậy, việc ăn bí ngô đều đặn sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là cho thị giác.
Không chỉ giàu dưỡng chất cho mắt, lượng carotenoid dồi dào trong bí ngô còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Beta caroten có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa sự tích lũy cholesterol lên thành động mạch. Việc kết đọng cholesterol ngoài hậu quả gây xơ vữa động mạch còn ngăn chặn đường hấp thụ từ máu vào tế bào. Vì vậy, ngoài tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bí ngô còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Khả năng chống oxy hóa, chống viêm của các carotenoid trong bí ngô còn giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các vết viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, chàm… Món bí ngô cũng được khuyên dùng hàng ngày cho những bệnh nhân viêm dạ dày, giúp cho những vết viêm loét lành nhanh hơn.
Hàm lượng chất xơ cao của bí ngô kích thích nhu động ruột, giúp cho việc tiêu hóa các loại thức ăn diễn ra dễ dàng. Chất xơ còn hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra ngoài, góp phần giải độc cho cơ thể.
Sử dụng bí ngô thường xuyên đảm bảo cơ thể không bị thiếu khoáng chất. Các chất sắt, kẽm, giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu. Kẽm trong bí ngô còn cải thiện mật độ xương và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bí ngô giàu kali nên tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Magie trong bí ngô còn tham gia điều chỉnh mức đường huyết và góp phần giúp phòng tránh các bệnh tim mạch.
Thành phần hoạt chất cucurbitacin trong bí ngô rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư tuyến tiền liệt.
Với hàm lượng nước cao, hàm lượng béo thấp, bí ngô là thực phẩm lý tưởng cho những người muốn có một vóc dáng thon thả.
Do có vị ngọt tự nhiên đặc biệt nên các món ăn có bí ngô sẽ không cần phải thêm bột ngọt (mì chính) hay bột nêm mà vẫn rất đậm đà dễ ăn, và như vậy, bạn sẽ tránh được loại phụ gia nguy hiểm hàng đầu này.
Với rất nhiều lợi ích dinh dưỡng, cộng thêm các món ăn chế biến từ bí ngô lại thơm ngon, mềm, dễ ăn, cả người già và con trẻ đều ăn được, bí ngô xứng đáng được ví như thực phẩm vàng cho sức khỏe con người.
Trồng bí ngô hình đĩa bay vừa thư giãn vừa có bí ăn
Ngoài giống bí ngô thông thường cho dây dài và quả lớn, cần phải trồng ở ngoài vườn hoặc nơi đất rộng, bạn có thể tự sắm cho mình một vài chậu cây bí ngô đĩa bay. Đây là loại giống lai tạo mới, được nhập từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc về Việt Nam và hiện đang được nhiều bà nội trợ ưa chuộng.
Bí ngô đĩa bay khá dễ trồng. Cây gọn, phát triển nhanh và cho ra quả bí hình đĩa bay nên gọi là bí ngô đĩa bay. Quả bí ngô đĩa bay kích thước khoảng 20 cm, có thể có màu sắc khác nhau, từ xanh, vàng nhạt, trắng, xen lẫn sọc vàng. Bạn có thể mua hạt, cho nảy mầm rồi trồng trong chậu giống như cây cảnh, vừa thư giãn, vừa có quả để làm các món ăn.
(Ảnh aliexpress.com)
(Ảnh aliexpress.com)
(Ảnh aliexpress.com)
Tâm Như
Xem thêm
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…