Categories: Vợ chồng

Bị ký sinh trùng ăn loét giác mạc, 1 tuần không được ngủ vì một thói quen mà ai cũng xem nhẹ!

Rất nhiều người đeo kính áp tròng nhưng vẫn chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh thật cẩn thận, đó là nguyên nhân gây ra loét giác mạc.

Năm 2015, cô sinh viên năm nhất Jessica Greaney của trường đại học Nottingham, Anh, suýt bị mù một bên mắt sau khi nhập viện với tình trạng mắt sưng mọng, đỏ, và đau nhức.

Mắt của cô gái sưng đỏ và đau đớn do ký sinh trùng xâm nhập.

Theo đó, Jessica chỉ nghĩ rằng mình bị đau mắt vì mí mắt sưng và sụp xuống. Sau khi được kiểm tra và xét nghiệm tỉ mỉ, Jessica kinh hoàng khi nghe bác sĩ thông báo rằng trong mắt cô tồn tại những con ký sinh trùng mang tên Acanthamoeba Keratitis và chúng đang dần dần đục khoét giác mạc của cô.

Jessica phải dùng thuốc nhỏ mắt để diệt ký sinh trùng cách 10 phút một lần và trong vòng 7 ngày liên tục. Trong 7 ngày cô hoàn toàn không thể có một giấc ngủ trọn vẹn, hơn nữa đó còn là sự đau đớn, mệt mỏi và tuyệt vọng.

Viêm loét giác mạc Acanthamoeba do kính áp tròng?

 Đeo kính áp tròng sai cách là nguyên nhân chính gây nên viêm giác mạc.


Tờ DailyMail của Anh số ra ngày 20/9 vừa đăng tải nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Bệnh viện Mắt Moorfields (MEH), London (Anh) cho biết, kính áp tròng gây tổn thương giác mạc rất đa dạng như viêm loét giác mạc vì Acanthamoeba, đau mắt đỏ, rách võng mạc, viêm giác mạc… Nổi bật là căn bệnh viêm loét giác mạc vì Acanthamoeba, căn bệnh nan y nếu không được can thiệp có thể dẫn đến hỏng võng mạc, gây mù lòa.

Tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi kể từ khi kính áp tròng bùng nổ, nó được giới trẻ đua nhau sử dụng mà không quan tâm đến mặt trái. Việc mua kính áp tròng trôi nổi trên mạng là việc làm vô cùng mạo hiểm, nhất là nguy cơ nhiễm trùng, chưa kể các yếu tố khác do chính người sử dụng gây ra do vệ sinh kém

Đây là loại ký sinh trùng có thể tìm thấy ở trong hầu hết các loại đất, nước ngọt và nước biển. Jessica đã bị lây nhiễm chỉ vì không đậy nắp hộp đựng kính áp tròng khi để chúng gần bồn rửa mặt.

“Trong nước có chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau và Acanthamoeba là một trong số đó. Một chiếc kính áp tròng của tôi đã bị nhiễm ký sinh trùng và chúng đã sống sót ngay khu vực giữa chiếc kính và giác mạc của tôi”, Jessica nói.

Nếu không được điều trị kịp thời, ký sinh trùng có thể gây ra các vấn đề về mắt, gây tê liệt hoặc thậm chí là chết người khi nó ăn qua mắt và vào tủy sống của người bệnh.

Sau khi được xuất viện, Jessica vẫn phải tiếp tục nhỏ thuốc 21 lần mỗi ngày đến khi mắt không còn đỏ và sưng. Thật may mắn sau đó cô gái trẻ đã hoàn toàn bình phục, không bị bất cứ di chứng nào.

Được biết trước khi sự việc xảy ra, Jessica đã đeo kính áp tròng được khoảng 2 năm. Cô hy vọng sau khi câu chuyện của mình được lan tỏa, mọi người sẽ phải ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh khi đeo cũng như bảo quản kính áp tròng.

Xem thêm:

1. Giảm cân ngay tức thì với cách nướng và luộc chuối để ăn, tất thảy đàn ông hay phụ nữ nên làm ngay!

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago