Bệnh nấm da chân hay còn được gọi là bệnh hắc lào ở chân là một bệnh nhiễm trùng da do nấm thường xuất hiện giữa các ngón chân. Bệnh nấm da chân thường xảy ra ở những người có bàn chân đổ nhiều mồ hôi khi đi giày, bệnh phổ biến ở nam giới, những người thường xuyên tập luyện thể thao như vận động viên và gặp nhiều ở người trưởng thành hơn trẻ em.
Bệnh nấm da chân có liên quan chặt chẽ với các bệnh nhiễm nấm khác như nấm ngoài da và nấm bẹn. Bệnh nấm da chân có thể được điều trị tạm thời bằng thuốc trị nấm.
Bệnh nấm da chân có thể lây lan khi dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm nấm.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da chân
Nấm da chân chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum gây bệnh, một số ít trường hợp khác là do nấm Candida ở kẽ ngón chân. Tất và giày ẩm và điều kiện ấm áp, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hai loại nấm này.
Ngoài nấm, các yếu tố sau tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển, lây lan và nhiễm nấm như:
+ Môi trường khí hậu ẩm ướt
+ Thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở chân do nhiệt độ cao, mang giày dép chật, không thoát mồ hôi
+ Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh như khăn tắm
+ Tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh ở những nơi công cộng như hồ bơi
+ Bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường
Triệu chứng khi bị nhiễm nấm da chân
Nhiễm nấm da chân thường xuất hiện ở giữa các ngón chân, lòng hoặc mu bàn chân, ở một hoặc cả hai bàn chân. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến là:
+ Viêm ngứa, nứt nẻ, tiết dịch, đóng vảy giữa các ngón chân.
+ Cảm thấy rất ngứa ở một vị trí trên bàn chân, đặc biệt là ngay sau khi cởi giày và tất.
+ Vị trí da ở lòng bàn chân bị viêm có màu đỏ, tía hoặc xám, tùy thuộc vào màu da của người bị nhiễm nấm da chân.
+ Nổi mụn nước gây đau và ngứa, bọng nước thường cuất hiện ở lòng hoặc mu bàn chân.
+ Nhiễm nấm da chân nếu không điều trị có thể gây lở loét do mụn mủ tiết dịch, sau khi khô lại thì đóng vảy dày sừng, nứt nẻ gây đau. Những tổn thương này thường xuất hiện ở giữa các ngón chân hoặc lòng bàn chân. Tình trạng nghiêm trọng này thường kết hợp với nhiễm khuẩn.
+ Đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhiễm nấm da chân thường gây lở loét bàn chân.
Các biến chúng của bệnh nấm da chân
Nhiễm trùng bàn chân của vận động viên có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường nấm da chân thường lây lan từ bàn chân đến háng vì nấm có thể di chuyển đến vị trí khác thông qua tay hoặc khăn tắm.
Bệnh nấm da chân đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào các vết mụn mủ bị vỡ.
Cách điều trị bệnh nấm da chân
Có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm không kê đơn như:
Thuốc bôi trị nấm Nizoral
Thuốc bôi trị nấm da Clotrimazole 1%
Thuốc bôi Lamisil Cream trị nấm da
Thuốc chống nấm Griseofulvin
Thuốc trị nấm đường uống Itraxcop
Khi nào cần đi đến bệnh viện
Nếu phát hiện bệnh nấm da chânkhông thuyên giảm, vùng da bị tổn thương không trở lại bình thường hoặc đau, ngứa nhiều hơn sau hai tuần tự điều trị bằng sản phẩm trị nấm không kê đơn thì hãy đến thăm khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để tìm ra hướng điều trị phù hợp hơnchỉ định thuốc điều trị khác, đặc biệt là khi xuất hiện mụn mủ, mụn nước, vết loét.
Những yếu tố rủi ro khiến nấm da chân lây lan từ người sang người
+ Thường xuyên mang giày dép kín
+ Đổ mồ hôi chân nhiều
+ Dùng chung chiếu, chăn, khăn trải giường, quần áo hoặc giày dép với người bị nhiễm nấm
+ Đi chân trần ở những khu vực công cộng nơi nhiễm trùng có thể lây lan, chẳng hạn như phòng thay đồ, phòng xông hơi khô, bể bơi, phòng tắm công cộng
Cách phòng ngừa bệnh nấm da chân
Chăm sóc da chân khi đang bị nhiễm nấm da chân là rất cần thiết, giúp giảm thiểu tỉ lệ nhiễm và tái nhiễm:
+ Luôn giữ chân được khô thoáng, sạch sẽ để tránh tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn nấm hình thành và phát triển
+ Rửa chân sạch sẽ mỗi ngày, sau khi rửa nên sử dụng khăn để lau khô
+ Luôn sử dụng riêng vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm, khăn riêng ở chân
+ Không đi chân trần ở những khu vực công cộng nơi nhiễm trùng có hể lay lan như phòng thay đồ, phòng xông hơi, bể bơi, phòng tắm công cộng
+ Tránh mang giày được làm từ cao su, nhựa, sử dụng thuốc kháng nấm dạng bột để vào trong giày khi mang
+ Sử dụng tất có chất liệu từ vải cotton giúp làm thoáng da bàn chân khi mang giày kín. Tuy nhiên, cần lưu ý thay tất thường xuyên để tránh tạo môi trường để vi khuẩn và nấmhình thành và phát triển
+ Khi thấy các triệu chứng ngứa, nổi mụn nước, tiết dịch, đóng vảy dày sừng hoặc thậm chí là gây lở loét ở bàn chân thì nên đến thăm khám ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bệnh chốc lở ở trẻ em: triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa
Bệnh Zona: biến chứng, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Nứt nẻ gót chân mùa hanh khô, cách khắc phục hiệu quả nhất
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…