Bệnh lao là bệnh do vi trùng Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh phá hủy phổi và những bộ phận khác của cơ thể nhưng gây ra lao phổi là nhiều nhất, và có thể gây tình trạng trầm trọng. Bệnh lao đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì người mẹ mắc bệnh lao rất dễ dàng lây sang con, ngay cả khi đang trong thời kỳ bào thai (lao bẩm sinh).
Tùy theo tiêu chí phân loại khác nhau sẽ cho các loại lao khác nhau. Theo vị trí lao, có 12 loại lao khác nhau. Trong đó lao phổi chiếm 80%, lao ngoài phổi chiếm 20%.
Tình trạng thai nghén đã tạo điều kiện cho tổn thương lao dễ phát sinh và phát triển. Những tổn thương đã ổn định có thể tái triển trở lại. Bệnh lao dễ bị bỏ qua hoặc phát hiện muộn vì thường bị nhầm lẫn với hiện tượng thai nghén.Bệnh lao hay gặp trong thời gian 3 tháng đầu và sau khi sinh con hơn là ở các tháng khác của thời kỳ thai nghén.
Triệu chứng của bệnh lao:
Triệu chứng của bệnh lao dễ lẫn với dấu hiệu có thai như:
+ Chán ăn, mệt mỏi sốt nhẹ về chiều,
+ Khó thở, tức ngực
+ Sốt nhiệt độ thường chỉ 37- 38 độ C kéo dài
+ Đau tức ngực
+ Dấu hiệu về hô hấp như ho khạc đờm, trong đờm có thể lẫn máu
Kết quả chữa bệnh lao ở phụ nữ có thai cũng tốt như ở những bệnh nhân lao khác nhưng điều quan trọng là cần đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sỹ chuyên khoa, không bỏ dở lộ trình vì vi trùng lao kháng thuốc là rất nguy hiểm, có thể gây hại cả mẹ lẫn con.
Tỷ lệ sảy thai và thai chết lưu
Thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do lao ở trẻ sơ sinh lên tới 18.7% khi bà mẹ được chẩn đoán và điều trị lao trong thai kỳ. Tỷ lệ này tăng lên gấp đối nếu sinh non, sinh nhẹ cân từ bà mẹ có bệnh lao. Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh lao bẩm sinh, bé có thể bị sốt, suy hô hấp và gan to. Trẻ sơ sinh có thể vật vã, li bì hoặc hôn mê. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp và thường xuất hiện những biểu hiện trên sau 2-3 tuần.
Phụ nữ được chẩn đoán lao ở cuối thai kỳ tỷ lệ tử vong tăng lên tới 4 lần và tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cũng tăng lên. Tuy nhiên, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu đi khám và điều trị đúng từ 4-9 tháng.
Chính vì những rủi ro to lớn có thể mang lại cho mẹ và bé nếu người mẹ bị phát hiện nhiễm lao thai kỳ, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bệnh nhân mắc bệnh lao nên trì hoãn việc mang thai và sinh con trong quá trình điều trị lao.
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…