Trong y học, bệnh đường ruột là các bệnh lý xảy ra ở ruột non và ruột già gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trong đó bệnh Celiac căn bệnh gây ra do tình trạng dị ứng với gluten với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% ở cả hai phái nam & nữ dẫn đến tình trạng viêm và bất sản ruột non. Celiac làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu. Bệnh có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ và các độ tuổi khác trong cuộc đời & liên quan đến các bệnh lý tự miễn khác như tiểu đường type 1, viêm tuyến giáp tự miễn…
Celiac còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten do phản ứng dị ứng với gluten, khiến cho cơ thể không hấp thu được các thực phẩm có chứa gluten. Gluten là các protein khác nhau có trong lúa mì, các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen. Celiac dẫn đến tình trạng viêm và loạn dưỡng niêm mạc ruột non dẫn đến hàng loạt các rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tại ruột non. Việc điều trị bệnh chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống, không ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa gluten.
Nguyên nhân gây bệnh
Celiac là bệnh lý liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh Celiac thì khoảng 1 người trong số 10 thành viên khác trong gia đình cũng có khả năng mắc căn bệnh này. Điểm đặc biệt của bệnh là không có biểu hiện triệu chứng nếu không có yếu tố gây bệnh. Bệnh sẽ phát triển khi ăn các thức ăn có chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, khi quá căng thẳng, nhiễm trùng đường ruột, làm phẫu thuật… Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và gây tổn thương tại ruột non.
Triệu chứng bệnh Celiac
Ở trẻ em thường xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phân có mùi hôi bất thường và nhờn như có dầu mỡ. Trẻ em có thể kém phát triển, không tăng cân hoặc tăng cân ít, hay cáu bẳn, quấy khóc, ít chơi đùa… Nặng hơn trẻ xuất hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng như bụng to, cơ đùi teo nhỏ và mông lép…
Người trưởng thành thường ít xuất các biểu hiện trên đường tiêu hóa tuy nhiên sức khỏe thường kém, cơ thể mệt mỏi, đau xương đau khớp, hay cáu, lo lắng và trầm cảm, ở phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh gây kém hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin, không có khả năng hấp thụ carbohydrate, chất béo có thể gây giảm cân, chậm tăng trưởng ở trẻ em, gây mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.
Thiếu máu thường gặp do giảm hấp thu các chất tham gia vào quá trình tạo hồng cầu như sắt, acid folic, vitamin B12. Kém hấp thu sắt có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, acid folic và vitamin B12 kém hấp thu có thể dẫn đến thiếu máu megaloblastic. Kém hấp thu canxi và vitamin D có thể gây giảm hàm lượng khoáng chất của xương hoặc loãng xương dẫn đến suy yếu xương và nguy cơ gãy xương…
Kém hấp thu Selenium trong bệnh celiac, kết hợp với hàm lượng selen thấp trong nhiều loại thực phẩm không chứa gluten, gây nguy cơ thiếu hụt selen. Một tỷ lệ nhỏ có đông máu bất thường do thiếu vitamin K và có nguy cơ chảy máu bất thường.
Không dung nạp lactose (giảm tiêu hóa các sản phẩm sữa) là triệu chứng khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh Celiac ở bất cứ lứa tuổi nào. Ngoài ra việc viêm da dạng herpes (nổi mụn nước) và loét niêm mạc miệng cũng là dấu hiệu thường gặp ở những người bị bệnh Celiac.
Bệnh Celiac có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Các nguy cơ do bệnh Celiac gây ra như Gluten gây tổn thương niêm mạc ruột non sẽ ngăn cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm dẫn đến mệt mỏi, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn đông máu, tăng nguy cơ của ung thư hạch và ung thư biểu mô của ruột non.
Bệnh Celiac không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét ruột non và co hẹp ruột non do sẹo. Do đó khi nghi ngờ bị bệnh hoặc trong gia đình có người mắc bệnh Celiac các thành viên trong gia đình cần đi khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm, xét nghiệm test thở hydro để chẩn đoán các chứng không dung nạp carbohydrat, lactose,… Để phòng bệnh các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tuân thủ chế độ ăn khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những gia đình có người mắc bệnh Celiac, thế hệ sau cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chứng Dị ứng, Không dung nạp thức ăn, thực phẩm
Các bệnh mạn tính đường tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích (IBS) ở trẻ
Mẹo chống căng thẳng khi bị đau quặn bụng cực hay
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…