Categories: Tin tức thời sự

Bé hơn 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm vacxin Quinvaxem

Cháu bé tử vong sau khi tiêm vacxin Quinvaxem mũi 1 và uống 2 giọt vacxin OPV phòng bại liệt tại Trạm y tế xãTây Thành, Nghệ An.

Theo phản ánh của anh Nguyễn Công Hậu (32 tuổi, trú xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), sáng 10/3, hai vợ chồng anh Hậu đưa con gái của mình là Nguyễn Thị Yến Như (2 tháng 8 ngày tuổi) đi tiêm chủng định kỳ theo lịch tiêm chủng mở rộng định kỳ tại Trạm y tế xã Tây Thành.

Sau khi được Bác sỹ Trần Kim Thành (Trạm trưởng Trạm y tế xã Tây Thành) khám sàng lọc, cháu bé tử vong sau tiêm vacxin Quinvaxem mũi 1 là bé Nguyễn Thị Yến Như. Khoảng ít phút tiếp tục được uống 2 giọt vacxin OPV phòng bại liệt. Sau khi xong việc, hai vợ chồng anh Hậu cùng con gái ngồi chờ 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe của bé Yến Như nhưng không có dấu hiệu gì bất thường nên đưa cháu về nhà.

Trạm y tế xã Tây Thành, nơi xảy ra vụ việc.

“Khi về đến nhà thì con gái tôi muốn ngủ nên chúng tôi cho nó ngủ. Đến trưa, nó tỉnh dậy được chút rồi lại ngủ tiếp. Cho đến khoảng 15h chiều, chúng tôi đánh thức cháu dậy thì thấy chân tay tím tái, khó thở nhưng chỉ nghĩ là do thiếu ngủ nên không để ý”, anh Hậu nhớ lại.

Chị Phạm Thị Mây (34 tuổi, vợ anh Hậu) cho biết, sau khi thấy cháu Yến Như liên tục xuất hiện những dấu hiệu khó thở mà không giảm, đến 17h30 chiều cùng ngày, hai vợ chồng chị Mây mới vội vàng mang bé Yến Như xuống trạm y tế xã để khám. Sau khi được bác sỹ Thành khám và cho biết tình trạng của cháu đã nặng nên đã gọi xe và đưa cháu vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu.

Tại đây, sau khi được các bác sỹ tích cực cứu chữa, đến khoảng 2h rạng sáng 12/3 thì cháu Yến Như tử vong. Cho rằng cái chết của con gái mình có liên quan đến việc đi tiêm vacxin Quinvaxem mũi, anh Hậu cùng người thân đã mang thi thể cháu Yến Như về Trạm y tế xã Tây Thành để làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu.

Anh Hậu đau buồn trước di ảnh con gái.

Nguyên nhân dẫn đến việc cháu Yến Như tử vong đã được kết luận là do suy hô hấp không phục hồi, tăng áp phổi nguyên phát, sau tiêm vacxin Quinvaxem và uống vacxin bại liệt OPV 42 giờ tại biên bản “Họp hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng Vắc xin, sinh phẩm Y tế tại tỉnh Nghệ An” do ông Nguyễn Xuân Hồng – Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An ký ngày 14/03. Tuy nhiên phía gia đình không đồng tình với kết luận này.

Theo chị Mây, người trực tiếp tiêm cho cháu là Điều Dưỡng Nguyễn Thị Hà chứ không phải Điều dưỡng Đặng Thị Thu Thủy như báo cáo của trạm y tế xã. Hơn nữa, sau khi cháu Yến Như tử vong, gia đình đã mang thi thể của cháu tới trạm y tế xã để làm việc nhưng phía trạm y tế lại bảo mang thi thể về mai táng chứ không đề cập đến chuyện mổ tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết.

“Lúc đó chúng tôi rối bời cũng không biết là làm như thế nào nữa. Họ bảo chúng tôi mang thi thể cháu về mai táng trước chứ không hề đề cập gì đến chuyện mổ tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết của con gái tôi. Thế mà giờ họ bảo chúng tôi từ chối yêu cầu mổ tử thi thì không đúng”, chị Mây bức xúc cho biết.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Kim Thành cho biết phía trạm y tế đã làm đúng như quy trình thông tư 12 của Bộ Y tế. Đây là công tác tiêm chủng mở rộng quốc gia được thực hiện theo quy trình khám sàng lọc, chờ và tiêm.

“Sau khi được khám sàng lọc, bé Yến Như không có dấu hiệu gì bất thường nên được tiêm chủng bình thường. Đến khi xảy ra sự việc như vậy, chúng tôi đã nhanh chóng báo cáo với Trung tâm Y tế và Sở y tế rồi sơ cứu và đưa cháu tới bệnh viện. Còn ở bệnh viện như thế nào thì chúng tôi không biết”, ông Thành cho biết.

Nói về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé Yến Như sau khi tiêm vacxin Quinvaxem, ông Thành cho biết phải chờ kết luận của hội đồng chuyên môn thì mới biết được. Ông Thành cũng khẳng định phía gia đình không yêu cầu khám nghiệm tử thi sau khi cháu mất và người trực tiếp tiêm cho cháu chính là điều dưỡng Thủy.

Ông Đặng Văn Sỹ – Phó trạm trưởng trạm y tế xã Tây Thành cho biết, trong đợt tiêm chủng định kỳ vào ngày 10/3 có toàn thể 70 cháu được tiêm tại trạm y tế xã. Lô thuốc mà cháu Yến Như tiêm có 56 lọ, sau khi tiêm xong các cháu đều hoàn toàn bình thường.

“Tôi làm công tác tiêm chủng này đã hơn 30 năm nhưng chưa khi nào gặp chuyện như thế này, cũng không hiểu nguyên nhân vì sao nữa”, ông Sỹ nói.

Cũng theo ông Sỹ, sau khi sự việc xảy ra, phía trạm y tế đã tới thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho gia đình 2 triệu đồng.

Ngày 22/03 UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo sở Y tế Nghệ An xem xét, giải quyết, báo cáo UBND tỉnh về vụ việc này trước ngày 30/04.

Nguồn: Kienthuc

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago