Người nhà cho biết đây là lọ thuốc chữa dị ứng loại viên nén bọc đường. Trưa hôm ấy phát hiện bé ngủ li bì, thỉnh thoảng kích động quờ quạng, gia đình kiểm tra thì thấy lọ thuốc đang mở nắp dở dang và mất 20 viên. Biết là bé đã uống thuốc này quá nhiều, người nhà đưa con đi cấp cứu.
|
Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: M.T |
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết bệnh nhi đỏ da, li bì, thỉnh thoảng kích động, quơ quào tay chân, nhịp tim nhanh, tăng trương lực cơ, là dấu hiệu ngộ độc thuốc. Bé được rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch, điều chỉnh nước điện giải. Sau 2 ngày điều trị sức khỏe bệnh nhi mới cải thiện và dần tỉnh táo.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo người lớn cần cẩn thận khi giữ thuốc trong nhà, cất trong tủ có khóa kỹ lưỡng. Cần chú ý để thuốc xa tầm với trẻ em. Không nên nói với trẻ thuốc là kẹo khi cho bé uống thuốc. Trẻ tưởng thật thuốc là kẹo dễ lấy uống, dẫn đến nhiều trường hợp ngộ độc đáng tiếc, nguy hại tính mạng.
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…