Đối tượng dễ mắc bệnh các bệnh về hô hấp khi thời tiết thay đổi từ mùa nắng sang mùa mưa là những người có miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ. Đây là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về hô hấp. Người lớn tuổi: Đối tượng có hệ miễn dịch đã suy yếu, khi chuyển mùa như vậy vừa phải thích ứng với thay đổi của thời tiết, vừa phải chống đỡ các virus, vi khuẩn. Phụ nữ có thai: Đây cũng là đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.
Đây là bệnh liên quan đến hô hấp. Đối tượng thường mắc các bệnh này là những người dân sống ở vùng ô nhiễm, khu công nghiệp, vùng núi cao, vùng ở trên cao – nơi có không khí lạnh. Khi đó, người dân phải thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Và khi thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể làm cho người dân bị bệnh.
Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên đối với từng lứa tuổi cũng không khác nhau nhiều. Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là vào giai đoạn đầu mùa, người dân cần có những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch như tiêm phòng cảm cúm (tiêm vào tháng 3, tháng 4 để phòng ngừa cảm cúm vào mùa mưa và chích vào tháng 9 hay tháng 10 để phòng ngừa mùa lạnh), chích ngừa viêm phổi, có những khẩu phần ăn phù hợp (vitamin, hoa quả, trái cây, các loại rau xanh, hải sản…). Giữ ấm cơ thể để cơ thể không bị cảm lạnh, nhất là lúc gió mùa.
Bệnh viêm hô hấp trên không chỉ tránh gió, trong thời gian nhiệt độ quá cáo như thế này điều quan trọng nhất là tránh đi ra ngoài đường, nhất là buổi trưa. Ở nhà cố gắng uống đủ nước, thậm chí có thể bù nước và điện giải bằng dung dịch ozesol, cố gắng không điều chỉnh điều hòa quá thấp. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi.
Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên Mặc dù hiện nay phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên không thiếu nhưng chủ động phòng ngừa vẫn là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân xung quanh. Bệnh chủ yếu do virus gây ra nên các phương án điều trị chủ yếu hướng đến giải quyết triệu chứng chứ không diệt được tận gốc mầm bệnh.
Các loại thuốc được sử dụng như thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt nhằm ngăn chặn nhiệt độ cơ thể lên quá cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bại não, liệt toàn thân hay co giật, sock. Thuốc kháng histamin được dùng để ngăn chặn việc giải phóng những chất trung gian hóa học gây viêm do cơ chế phòng vệ quá mức của các tế bào trong cơ thể. Phần còn lại đều trông cậy vào sức đề kháng của bệnh nhân cho đến khi virus tự đào thải. Vì vậy mới nói nguồn dinh dưỡng lúc này là rất cần thiết để người bệnh nạp thêm năng lượng nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
Vấn đề quan trọng nhất đối với người bệnh là thường xuyên theo dõi nhiệt độ liên tục 12 giờ/ lần, nếu phát hiện sốt cao quá 38 độ kèm theo những dấu hiệu bất thường như co giật, mê sảng thì cần nhanh chóng đưa người bệnh quay lại cơ sở y tế để được điều trị theo dõi. Bệnh nhân nhiễm viêm đường hô hấp trên do chủng virus mới Corona gây ra cần phải được cách ly, khử trùng, giữ vệ sinh phòng bệnh khi người nhà, nhân viên y tế muốn tiếp xúc.
Ngoài ra vấn đề luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đeo khẩu trang khi phải di chuyển ở nơi công cộng hoặc tiếp xúc gần mầm bệnh. Không học tập, làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao, giữ ấm cơ thể nhất là phần cổ khi ra đường vào mùa lạnh. Bổ sung vitamin C vào những ngày thời tiết oi nóng hay trở lạnh để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…