Categories: Dinh dưỡng

Bạn biết gì về muối?

Muối rất cần thiết để cơ thể hoạt động đúng chức năng, tuy nhiên, ăn nhiều muối lại tác động xấu tới sức khỏe.

Muối và sodium có phải là một?

  • Đúng
  • Sai

Muối gồm có 2 thành phần là sodium và chlorine (tên hóa học là sodium chloride). Tuy nhiên, vẫn có những dạng sodium khác trong thực phẩm như baking soda (sodium bicarbonate) và các chất phụ gia như monosodium glutamate (MSG), sodium nitrite và sodium benzoate. Bạn có thể nạp vào cơ thể bất kỳ dạng sodium nào, nhưng muối là nguồn gốc của 90% lượng sodium trong cơ thể.

Cơ thể cần sodium để hỗ trợ hệ nào?

  • Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa
  • Cơ bắp, hệ tuần hoàn
  • Hệ tuần hoàn, hệ thần kinh
  • Hệ thần kinh, cơ bắp, hệ tuần hoàn

Cơ thể cần sodium để hoạt động đúng chức năng. Sodium giúp kiểm soát huyết áp, lượng máu và sự cân bằng của các chất lỏng khác trong cơ thể. Nó cũng có tác dụng hỗ trợ hệ thần kinh và làm săn chắc cơ bắp. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần khoảng 180 mg tới 500 mg sodium mỗi ngày. Con số đó còn nhỏ hơn 1/4 thìa cà phê muối. 

Muối được nạp vào cơ thể chủ yếu qua nguồn nào?

  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Muối bổ sung ngay trên bàn ăn
  • Muối cho thêm trong lúc nấu

Một chế độ ăn điển hình của phương Tây, chỉ có khoảng 6% lượng sodium nạp vào cơ thể hàng ngày đến từ muối bổ sung ngay trên bàn ăn. 5% có nguồn gốc từ muối được cho vào trong lúc nấu nướng. Chỉ có 12% đến từ thực phẩm có sodium tự nhiên, trong khi có khoảng 75% lượng muối đến từ thực phẩm đã qua chế biến (đồ hộp) hoặc thực phẩm nhà hàng. Cách tốt nhất để giảm lượng muối nạp vào cơ thể là ăn cơm nhà, được nấu từ những nguyên liệu tươi.

Ăn nhiều muối có thể gây ra bệnh gì?

  • Huyết áp cao
  • U xơ
  • Ung thư vú

Hiện tại, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất do ăn nhiều muối gây ra là huyết áp cao. Thông thường, càng ăn nhiều muối, nguy cơ bị huyết áp cao càng tăng. Huyết áp cao khiến bạn dễ bị đột quỵ, mắc các bệnh về thận, tim hay mù lòa.

Ăn nhiều muối ảnh hưởng tới huyết áp của cơ thể cho dù bạn là người chăm tập thể thao?

  • Đúng
  • Sai

Bạn có thể làm giảm tác hại của việc ăn nhiều muối bằng các hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho thấy càng năng động, khả năng bạn bị huyết áp cao do ăn nhiều muối càng thấp. Nếu không phải là người hứng thú với các môn thể thao, bạn cần phải giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Lượng muối được ăn tối đa mỗi ngày được khuyến cáo đối với một người trưởng thành khỏe mạnh là:

  • 2/3 thìa cà phê
  • 1 thìa cà phê
  • 1/4 cốc (32 gram)
  • 1/2 cốc (64 gram)

Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết người trưởng thành nên giới hạn lượng sodium nạp vào cơ thể mỗi ngày dưới 1.500 mg. Con số đó tương đương với khoảng 2/3 thìa cà phê muối (khoảng 3 gram). Trung bình, người Mỹ nạp hơn 3.400 mg sodium/ngày, khoảng 1,5 thìa cà phê muối.

Phụ nữ thường có xu hướng ăn nhiều muối hơn đàn ông?

  • Đúng
  • Sai

Đàn ông ăn nhiều muối hơn phụ nữ, nguyên nhân là đàn ông thường ăn nhiều hơn. Trung bình, đàn ông Mỹ ăn khoảng 3.100-4.700 mg muối mỗi ngày, trong khi con số này ở phụ nữ là 2.300-3.100 mg. 

Mất bao lâu thời gian để chuyển sang chế độ ăn ít muối?

  • 2 ngày
  • 1 tuần
  • 4-6 tuần
  • 8 – 12 tuần

Muối là vấn đề thuộc về khẩu vị. Tuy nhiên, phần lớn khẩu vị của chúng ta hình thành từ khi còn bé. Do đó, khi trưởng thành, sau nhiều năm ăn mặn, chúng ta cần nỗ lực rất nhiều để có thể thay đổi khẩu vị. Các chuyên gia cho biết quá trình này thường mất khoảng 8 đến 12 tuần.

Phần lớn các loại nước uống thể thao có thành phần là sodium?

  • Đúng
  • Sai

Phần lớn các loại nước uống thể thao có chứa electrolyte – chất điện phân có trong máu. Chúng gồm có sodium, kali và canxi. Electrolyte trong các loại đồ uống thể thao có ý nghĩa là bù vào lượng điện giải bạn bị mất trong quá trình đổ mồ hôi khi tập luyện. Tuy nhiên, nếu bạn uống loại nước này trong khi mồ hôi ra không nhiều thì bạn đang làm tăng lượng sodium nạp vào cơ thể.

Nếu nhãn thực phẩm ghi “sodium-free” thì có nghĩa là không có sodium?

  • Đúng
  • Sai

Thông thường, sản phẩm có dưới 5 mg sodium cho mỗi phần ăn thì được dán nhãn “sodium-free”. Sản phẩm dán nhãn “very low-sodium” (rất ít sodium) được phép có 35 mg sodium với mỗi phần ăn. “Low-sodium” (ít sodium) là có ít hơn 140 mg sodium. “Reduced sodium” (cắt giảm sodium) nghĩa là lượng sodium thông thường đã được cắt giảm ít nhất là 25%. “Unsalted”, “without added salt” hay “no salt added” có nghĩa là thực phẩm không được bổ sung thêm muối ngoài lượng muối tự nhiên có trong thực phẩm. 

Mộc Linh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago