Categories: Sức khoẻ

Bầm tím cỡ nào, áp dụng mẹo này chỉ 1 ngày là khỏi!

Với những công thức tự nhiên, dễ kiếm này, bạn có thể đánh tan vết bầm tím do va đập một cách nhanh chóng.

Hầu hết chúng ta đều có đôi lúc bất cẩn va vào đâu đó và để lại những vết bầm tímtrên thân thể. Vết bầm tím xuất hiện khi mạch máu bị vỡ hoặc tổn thương. Bất kỳ chấn thương, va đậpnào cũng có thể khiến các mao mạch ở gần bề mặt da bị vỡ và rò rỉ các tế bào máu màu đỏ, gây nên các vết bầm đỏ, bầm tím hoặc tím đen trên da.

Hẳn là không ai muốn những vết bầm xấu xí khi va vào cửa, cạnh bàn lưu lại lâu. Và trên thực tế, có một số người dễ bị vết bầm trên da hơn những người khác. Nếu bạn có cơ địadễ bị bầm tímthì có một số cách giải thích, bao gồm độ tuổi, tình trạngrối loạn máu, tiểu đường, căng thẳng quá mức trong thời gian tập thể dục, sử dụng một số loại thuốc, da nhợt nhạt hoặc tổn thương do ánh nắng mặt trời…

Khi bịvết bầm, chắc hẳn aicũng muốn tìm cách che đi hoặc giấu chúng bên dưới lớptrang điểm. Nhưng 2 cách này không phải lúc nào cũng thành công.

Thật may mắn là có rất nhiều công thức tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để giúp chữa lành các vết bầm tím từ tai nạn bất ngờ một cách nhanh chóng.

1. Giấm và nước ấm

Giấm tăng cường lưu lượng máu gần bề mặt da, giúp chữa lành vết bầm tím. Bạn chỉ cần bôi hỗn hợp giấm và nước ấm lên vết thương là có thể giúp các làm tan vết máu tụ dưới da và giảm sự xuất hiện của các vết bầm tím mới.

2. Mùi tây

Mùi tây được biết đến với công dụng giảm viêm và giảm đau. Nghiền nát một nắm lá mùi tây và đắp lên vết bầm tím. Sau đó dùng băng y tế băng lại chỗ vết thương và để cho loại thảo dược này làm nhiệm vụ chữa lành vết bầm.

3. Ớt cayenne và dầu dừa

Trộn 1 phần ớt cayenne với 5 phần dầu dừa để giúp tăng tốc độ quá trình chữa lành vết bầm tím. Trộn hỗn hợp này thật đều và ủmát trước khi đắp vào vết thương.

4. Túi trà

Cả trà xanh và trà đen đều giàu tannin có thể giúp thu nhỏ mô sưng và làm hẹp mạch máu. Nhúng một túi trà vào nước nóng, sau đó áp lên vết bầm sẽ giúp làm giảm sự tích tụ máu.

5. Trứng luộc

Bọc một quả trứng luộc (với phần vỏ đã được bóc) bằng một miếng vải mỏng. Nên nhớ là cần làm khi trứng vẫn còn nóng. Áp miếng vải bọc quả trứng lên vết bầm tím và lăn qua lăn lại cho đến khi quả trứng nguội. Phương pháp này còn có thể áp dụng hiệu quả cho vết thâm tím ở mắt.

6. Dứa

Dứa và đu đủ là hai loại quả chứa hàm lượng bromelain cao. Đây là chất có thể giúp phá vỡ cục máu đông và giảm sưng. Hãy uống một cốc sinh tố dứa, đu đủ và gừng. Nếu có thể, hãy cho thêm một chút ớt cayenne vào nước sinh tố này để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Cải bắp

Cải bắp rất giàu vitamin C và vitamin K, giúp hàn gắn vết thương. Bạn hãy đập dập đường gân của vài lá cải bắp, sau đó ngâm vào nước nóng. Áp lá cải bắp này lên vết bầm tím. Nếu bạn bị bầm thường xuyên, hãy thêm món dưa cải bắp vào thực đơn.

8. Hành

Hành là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Đắp một lát hành tươi trộn muối trực tiếp lên vết bầm, hành tây sẽ hoạt động như một phương thuốc tự nhiên kỳ diệu giúp chữa lành vết thương.

Dương Thùy

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

8 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago