Lá mơ lông là một loại rau gia vị thường được ăn kèm với các loại rau sống khác. Lá mơ lông tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt được các danh y sử dụng để điều trị một số bệnh như: phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích,….
Lá mơ lông có tên khoa học là Peaderia scandens còn có tên gọi khác là ngưu bì đống, khau tất ma, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng. Lá mơ lông là loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng tại các bờ rào, bờ tường để lấy lá.
Do lá mơ lông tính mát, lá có vị chua, tính bình có tác dụng dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc. Được sử dụng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Một số bài thuốc đông y từ lá mơ lông
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Để tăng cân cho trẻ, các mẹ có thể dung khoảng 20g lá mơ lông hầm cùng với dạ dày lợn rồi cho trẻ ăn.
Chữa kiết lỵ giai đoạn đầu: Dùng khoảng 30 đến 50g lá mơ lông rửa sạch và thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà sau đó bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán. Ăn hai lần trong ngày, ăn liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.
Nếu bị kiết lỵ mới phát do đại tràng tính nhiệt, thì nên lấy 1 nắm lá mơ và 1 nắm lá phèn đen, rửa sạch, vẩy kho, giã nát và lấy nước cốt để uống.
Tiêu chảy: Để chữa trị, cần dung khoảng 16g lá mơ lông, 8g nụ sinh sắc, nấu cùng nửa lít nước. Mỗi lần uống 100 ml, uống trong ngày.
Giải độc cơ thể: Kết hợp mơ lông với đậu xanh, đặc biệt, không dùng lá mơ lông mà chỉ dùng rễ và dây. Lấy 100g rễ và dây mơ lông sắc cùng 30g đậu xanh, chia làm 3 cữ uống trong ngày, mỗi cữ cách nhau 3 tiếng đồng hồ.
Mụn ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Co giật: Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Đau dạ dày: Lấy khoảng 20 đến 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước côt, uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng chứng đau dạ dày sẽ giảm.
Trị ho gà: Lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ.
Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
Nấm da, chàm, eczema, giời leo: Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
Yhocvn.net/Theo SKĐS
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…