Hướng dẫn cách tập lăn trở đối với bệnh nhân liệt nửa người
Lăn trở mình thay đổi tư thế là một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm phòng chống các thương tật thứ cấp. Lăn trở mình thay đổi tư thế được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, các cơ sở y tế và tại gia đình người bệnh.
Chỉ định tập lăn trở đối với bệnh nhân liệt nửa người
Những người bệnh nằm lâu một tư thế nào đó.
Chống chỉ định tập lăn trở đối với bệnh nhân liệt nửa người
– Thận trọng đối với những người bệnh trong tình trạng choáng, trụy tim mạch.
– Các yếu tố nguy cơ trật cột sống, nguy cơ chảy máu…
Chuẩn bị bài tập lăn
© Người thực hiện: bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, y tá điều dưỡng và người nhà đã được hướng dẫn.
© Phương tiện
– Giường đệm dày, đủ rộng và an toàn thang dây buộc ở giữa giường.
– Các loại gối kê lót.
– Ga hoặc chăn mềm.
– Máy đo huyết áp, ống nghe.
© Người bệnh
– Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, tùy theo sự tổn thương mà kỹ thuật viên lăn trở
– Thay đổi tư thế cho người bệnh.
– Trước và sau lăn trở, thay đổi tư thế: kỹ thuật viên chuẩn bị tư thế cho người bệnh một cách thuận tiện và cần đặt họ ở một tư thế đúng.
© Hồ sơ bệnh án
– Kỹ thuật viên hiểu hồ sơ bệnh án của người bệnh.
– Hiểu chỉ định, chống chỉ định ở các tư thế mà bác sỹ chuyên khoa yêu cầu.
– Lượng giá và lập chương trình Phục hồi chức năng.
Các bước tiến hành tập lăn trở đối với bệnh nhân liệt nửa người
© Tâm lý tiếp xúc
Tạo tâm lý tiếp xúc tốt với người bệnh, giải thích rõ lý do, mục đích việc lăn trở-thay đổi tư thế cho người bệnh và người nhà của họ để tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh và Người thực hiện làm công tác phục hồi chức năng.
© Kỹ thuật
– Về nguyên tắc, lăn trở – thay đổi tư thế phải làm rất nhẹ nhàng và thận trọng để không làm tổn thương các khớp.
– Lăn trở – thay đổi tư thế làm từ 2 đến 3 giờ/ lần.
+ Người bệnh chưa chủ động vận động được tay chân
– Kỹ thuật viên (2-3 người) nhẹ nhàng, đồng bộ lăn trở cho người bệnh và kê lót gối ở các điểm tỳ đè để chống loét và chống co rút.
– Kỹ thuật viên dùng ga, chăn vải mềm để lăn trở cho người bệnh (từ vị trí nằm ngửa sang nằm nghiêng hoặc ngược lại…)
+ Người bệnh chủ động vận động được
– Người bệnh nằm ngửa tập lăn trở sang phia bên liệt, kỹ thuật viên hướng dẫn nâng tay chân của người bệnh bên không liệt ra phía trước rồi đưa sang bên bị liệt, người bệnh lăn theo.
– Người bệnh nằm ngửa tập lăn trở sang phía bên không liệt:
+ Kỹ thuật viên nâng tay chân phía bị liệt của người bệnh ra phía trước chuyển sang phía không bị liệt, người bệnh lăn theo.
+ Người bệnh có thể cài các ngón tay của hai bên vào nhau và lăn trở sang bên phải hoặc bên trái theo ý muốn của mình.
+ Lăn trở thay đổi tư thế từ nằm nghiêng sang nằm sấp
Khi người bệnh đã tự thay đổi được tư thế thì nhóm phục hồi chức năng phải đánh giá và tiếp tục chỉ định phục hồi chức năng phù hợp.
Theo dõi bệnh nhân
– Tình trạng toàn thân của người bệnh: mạch, huyết áp, nhiệt độ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
– Kỹ thuật viên ghi chép, đánh giá kết quả.
Tai biến và xử trí tập lăn
Nếu khi vận động lăn trở thay đổi tư thế có những diễn biến xấu phải dừng ngay vận động, báo cáo bác sỹ chuyên khoa về phục hồi chức năng biết để kịp thời xử trí.
Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Tập lăn trở đối với bệnh nhân liệt nửa người của Bộ Y tế)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…