Categories: Mẹ

Bà bầu cần tuyệt đối tránh những việc này trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhiều mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp nhiều nhất. Để thuận lợi chào đón bé yêu mẹ bầu cần tuyệt đối tránh làm những việc dưới đây.

Quý thai kỳ thứ 3 luôn là giai đoạn khiến mẹ bầu mệt mỏi và lo lắng nhiều nhất. Bụng lớn và cơ thể nặng nề khiến mẹ khó chịu, khó thở, không muốn đi lại. Ngoài ra, chỉ một phút bất cẩn là bé có thể bị sinh non nên mẹ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần tuyệt đối tránh làm những việc dưới đây.

Ăn quá no

Ăn no là một trong những điều quan trọng cần tránh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trong thời gian này, em bé nằm thấp ở phần bụng dưới, tử cung nở to sẽ chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa. Vì thế, việc tiêu hóa thức ăn sẽ khó khăn nên mẹ bầu không được ăn quá no. Thay vào đó, mẹ hãy chia ra ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Xông hơi, tắm bồn nước nóng

Ngâm mình trong bồn nước nóng hay nằm nghỉ ngơi trong phòng xông hơi sẽ mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mẹ bầu. Tuy nhiên, đây là một trong những điều cần tránh trong ba tháng cuối thai kỳ vì nó làm nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch máu, giảm lưu thông máu, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho thai.

   

Ảnh minh họa

Xoa đầu ti

Trong tháng cuối thai kỳ, nhiều người đã bắt đầu thấy ngực căng tức do sữa về để chuẩn bị phục vụ bé yêu. Lúc này, mẹ chỉ nên xoa nhẹ nhàng phần bầu ngực, tuyệt đối tránh xoa đầu ti vì việc đó có thể kích thích tử cung co giãn và dẫn đến sinh non.

Đi xa

Từ tuần thứ 37 trở đi, em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào nên mẹ cần tránh đi xa. Ngoài những tình huống không mong đợi có thể xảy ra, đi xa còn khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Làm “chuyện ấy”

Nếu có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì mẹ bầu hoàn toàn có thể làm “chuyện ấy” đến tận ngày đi sinh. Tuy nhiên, trong ba tháng cuối thai kỳ, chuyện chăn gối có thể khiến mẹ bầu kiệt sức, mệt mỏi. Hơn nữa, sự hưng phấn khi làm “chuyện ấy” sẽ kích thích tử cung co giãn, làm tăng nguy cơ sinh non.

Lo lắng, căng thẳng

Một số bà bầu cảm thấy căng thẳng khi ngày sinh đến gần vì không biết đi đẻ có đau không và liệu mình có thể sinh thường được không. Sự lo lắng này của bà bầu sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương ức chế tử cung co giãn và có thể dẫn đến khó sinh, thời gian sinh dài hơn hoặc sau sinh tử cung không co lại hoàn toàn, chảy máu liên tục.Tâm lý quyết định rất nhiều đến sức khỏe thai kỳ và quá trình sinh nở, vì vậy thay vì lo lắng bà bầu hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên.

Nằm nhiều

Ba tháng cuối là khoảng thời gian cơ thể mẹ bầu nặng nề, bụng bầu to khiến lưng đau, chân phù. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mẹ có thể nằm cả ngày trên giường nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến sức khỏe mẹ giảm sút, cơ thể bị “ì” và khó sinh hơn.

Cẩm nang y học Benh.vn (Dịch từ Boldsky) (Khám Phá)

Bùi My

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago