Chứng đầy hơi khi mang thai sẽ khiến mẹ vô cùng khó chịu
1/ Cắt giảm lượng đường tinh chế
Tránh xa các thức uống nhiều CO2 và nước trái cây pha ngọt vì chúng chứa lượng syrup bắp fructose cao có thể làm chứng đầy hơi trầm trọng thêm. Nếu bạn thuộc tuýp thích đồ ngọt, nên chọn một số trái cây tươi như mơ, đào và chuối. Hơn nữa, cần tránh nhai kẹo cao su và thức ăn nặng bụng bởi chúng chứa sorbitol góp phần làm đầy hơi và chướng bụng.
2/ Nạp thức ăn giàu chất xơ
Các thực phẩm như khoai lang, gạo, cà rốt, táo, rau xanh nhiều lá, ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì nguyên hạt đều là nguồn cung cấp chất xơ tốt sẽ hấp thu nước trong hệ tiêu hóa của mẹ bầu và di chuyển thức ăn thông qua ruột. Vì vậy, bạn nên bổ sung một lượng chất xơ kha khá vào chế độ ăn để có thể “đi nặng” đều đặn. Bạn nhớ nhé, hãy bắt đầu tăng cường chất xơ chầm chậm, đừng nạp vồ vập vì cơ thể vẫn chưa quen tiếp nhận quá nhiều chất xơ đâu.
3/ Tập thể dục
Một cách tuyệt với để giải quyết chứng đầy hơi là tập thể dục hàng ngày, đi bộ khoảng 10-15 phút sau bữa tối hoặc dạo bộ cùng cún cưng vì điều này giúp giảm bớt lượng khí khó chịu đang dồn nén trong cơ thể. Nếu bạn thường ngồi một chỗ cả ngày, thói quen đó sẽ khhông cho phép luồng khí luân chuyển và có thể gây đầy hơi. Tập thể dục đều đặn và nhẹ nhàng, dù chỉ đi bộ quanh nhà hoặc vườn, cũng có thể giúp ích cho đường tiêu hóa chậm chạp của bạn đấy.
4/ Tránh thức ăn nhiều khí và chiên xào
Cũng giống như việc tránh xa các thức uống có ga như soda và các loại nước khác, bạn nên nhận biết và nói không với thức ăn nhiều khí. Các thực phẩm như hành tây, đậu, cải bắp và bông cải xanh tạo ra khí. Đồ ăn chiên xào không tự tạo khí, nhưng tất nhiên chúng làm chậm quá trình tiêu hóa từ đó có thể gia tăng chứng đầy hơi. Mẹ bầu nên cố gắng ăn ít đi những thức ăn giàu chất béo để không cảm thấy đầy hơi.
Bà bầu bị đầy hơi khó tiêu nên hạn chế những món chiên xào nhiều dầu mỡ
5/ Ghi nhật ký ăn uống
Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng là Tiến sĩ Raymond Peat, nên theo dõi những gì bạn ăn và lượng khí tích tụ trong vòng 6 tiếng sau mỗi bữa ăn. “Phải mất khoảng 6 tiếng để các phần ăn được phóng thích thành dạng khí”, tiến sĩ Raymond cho biết. “Cho nên, nếu bạn đặc biệt thấy cơ thể mình đầy hơi, có thể không phải do món ăn vặt bạn vừa nạp mà thủ phạm là bữa chính trước đó”
6/ Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp bạn giữ ẩm vì nó khuyến khích mẹ bầu đại tiện đều đặn và ngăn ngừa chứng đầy hơi cũng như táo bón. Hãy tăng cường năng lượng cho ngày mới bằng một ly nước và liên tục hớp nước cả ngày để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên thêm nước trái cây tươi vào chế độ ăn uống và tránh uống nước hoa quả giống cam quýt. Tuy nhiên, nhớ đảm bảo bạn dùng ống hút để hút nước ép thay vì cầm ly nốc trực tiếp nhé.
7/ Chia nhỏ các bữa ăn
Ăn ba bữa no nê một ngày có thể tốt cho người tập thể hình và những ai làm việc lao động chân tay, nhưng dứt khoát không thích hợp với phụ nữ đang mang thai. Bạn cần dành cho cơ thể một khoảng thời gian thích hợp để tiêu hóa bằng cách chia nhỏ khảu phần thành 5-6 bữa, thay vì ăn 3 bữa đầy. Cách này sẽ giúp giảm cảm giác đầy hơi suốt cả ngày.
8/ Chọn lựa thức ăn
Bạn chính là giám khảo của bản thân vì bạn biết thực phẩm nào khiến mình bị đầy hơi. Nhớ để ý những gì bạn ăn nhé. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ hoặc nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Hãy tuân thủ chế độ ăn thích hợp cho bà bầu, và dùng đúng thuốc. Luôn chọn thực phẩm tươi mới thay vì đồ đông lạnh hoặc đã qua chế biến. Tránh xa các món ăn vặt đóng gói hoặc thức uống đóng hộp. Mua thực phẩm hữu cơ cho giai đoạn bầu bí càng nhiều càng tốt, vì đồ ăn bán đại trà trên thị trường có thể chứa nhiều pesticide và các thành phần biến đổi gien.
9/ Hạt cỏ cà ri
Thỉnh thoảng, vẫn có một giải pháp đơn giản để xử lý vấn đề phức tạp. Hạt cỏ cà ri chính là một giải pháp dùng để loại bỏ chứng đầy hơi. Chỉ cần ngâm một nắm hạt cỏ cà ri trong ly nước qua đêm, rồi sáng hôm sau bỏ hạt ra. Bạn nên uống nước này đều đều để loại bỏ khí và chứng đầy hơi.
10/ Tránh các tình huống gây stress
Gia đình và bác sĩ sẽ luôn hỏi tinh thần bạn có thoải mái không, vì căng thẳng có thể khiến bạn nuốt quá nhiều khí trong các bữa ăn và cả ngày dài. Trong khi cơn stress không trực tiếp gây ra bất kỳ biến chứng thai kỳ nào, người ta từng chứng minh tình trạng căng thẳng kéo dài có thể tác động tiêu cực lên cơ thể của mẹ bầu cũng như em bé trong bụng. Vì vậy, đừng cố bàn bạc hay thảo luận về những vấn đề khiến bạn lo lắng, phiền lòng mà nên giữ tinh thần tích cực và lạc quan. Thảo luận về kế hoạch ăn uống với bác sĩ là một ý tưởng tuyệt vời, vì chỉ bác sĩ mới có thể ghi nhớ bệnh sử của bạn và chọn giúp bạn một chế độ ăn tốt. Mẹ bầu nhớ mặc trang phục thoải mái nhé, bởi quần ôm sát người cũng có thể góp phần gây đầy hơi.
Ngoài những biện pháp trị liệu trên, còn có một số bí quyết có thể giúp giảm cường độ và tần suất của các triệu chứng đầy hơi. Mẹ bầu thử tham khảo nhé.
-Nhai lâu và kỹ. Ngoài ra, đừng mải tám chuyện trong lúc ăn.
-Nếu bạn vẫn đang bị táo bón, mau chóng tìm cách xử trí vì nó có thể gây đầy hơi và chướng bụng.
-Bỏ thuốc lá bởi nó dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe như độ axit. Bạn nên thử từ bỏ thói quen hút thuốc trước khi lên kế hoạch bầu bí. Nếu thấy khó khăn, tốt hơn bạn nên tham gia một chương trình bỏ thuốc bài bản.
-Tập yoga hoặc các kỹ thuật hít thở đềuvà thả lỏng. Nếu bạn bị mắc chứng thở quá nhanh, thử nuốt nhiều khí hơn, đặc biệt khi bạn thấy lo lắng hoặc phấn khích.
-Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chứng đầy hơi của mẹ bầu đi kèm tiêu chảy nặng, buồn nôn, ói mửa, táo bón hoặc có máu trong phân.
Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…
Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…
Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…