Truyền nhiễm

Australia phòng thí nghiệm đầu tiên ngoài Trung Quốc nuôi cấy được coronavirus, giúp phát triển vác xin

Australia phòng thí nghiệm đầu tiên ngoài Trung Quốc nuôi cấy được coronavirus, giúp phát triển vác xin

Một cuộc chiến lớn trên toàn cầu chống lại coronavirus khi Australia phát triển được một phiên bản virus nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và báo cáo với WHO.

Theo ABC: TS. Julian Druce miêu tả đó là một phát triển đáng ghi nhận trong hiểu biết của toàn cầu về virus này.

Viện nghiên cứu nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty tại Melbourne đã trở thành phòng thí nghiệm thứ hai trên thế giới (Phòng thí nghiệm đầu tiên ở Trung Quốc) nuôi cấy được coronavirus. Nhóm nghiên cứu nuôi cấy virus từ một bệnh nhân đã bị xác định lây nhiễm. Kết quả này sẽ giúp các nhà khoa học xác định tính hiệu quả của loại vaccine sẽ được phát triển trong tương lai.

Viện nghiên cứu này đã chia sẻ kết quả với Tổ chức WHO ở châu Âu, nơi sẽ tiếp tục chia sẻ nó với các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới để cùng tham gia vào cuộc nghiên cứu khẩn cấp vác xin điều trị virus nguy hiểm này.

Đài truyền hình ABC (Australia) đã có mặt tại phòng thí nghiệm vào thời điểm các nhà khoa học khám phá ra họ đã nuôi cấy thành công virus, cùng với Mike Catton, phó giám đốc Viện Doherty. Ông chỉ xác nhận điều này bằng vài từ ngắn ngủi: “Chúng tôi đã có nó. Thật tuyệt vời!”

TS. Catton cho biết khám phá này là “vô cùng quan trọng” và có thể trở thành một phần không thể thiếu của một bộ kit kiểm tra hoạt động của vác xin, để các nhà khoa học có thể kiểm nghiệm bất kỳ loại vác xin tiềm năng nào có khả năng chống lại phiên bản sao virus corona được phát triển trong phòng thí nghiệm này.

Nó cũng giúp các nhà khoa học phát triển một kiểm nghiệm để nhận diện ai có thể bị lây nhiễm virus, ngay cả khi họ còn chưa có biểu hiện nào về triệu chứng nhiễm bệnh.

Hiện ở Australia, bệnh nhân với triệu chứng mắc virus corona ban đầu phải trải qua kiểm tra ở bệnh viện và mẫu được gửi đến viện Doherty, phòng thí nghiệm duy nhất ở Australia có thể xác định các mẫu lần thứ hai rồi đưa ra kết quả đúng 100% là liệu người đó có lây nhiễm hay không. Nhưng điều này có thể thay đổi hoàn toàn sau khám phá này.

Việc nuôi cấy virus như vậy sẽ giúp các chuyên gia hiểu hơn về cách hành vi của virus corona. Do đó, giám đốc Viện nghiên cứu Doherty Julian Druce miêu tả đó là một phát triển đáng ghi nhận trong hiểu biết của toàn cầu về virus này. “Nó sẽ là thứ làm thay đổi cuộc chơi của các phòng thí nghiệm khác ở Australia”, ông nói.

Viện Doherty là phòng thí nghiệm thứ hai trên thế giới sao chép được virus gây dịch viêm phổi này. Một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc đã làm được điều này nhưng lại không chia sẻ khám phá của họ với WHO.

Dẫu sao, một phòng thí nghiệm khác của Trung Quốc đã công khai kết quả giải trình tự gene của virus, điều đó giúp các nhà nghiên cứu của Viện Doherty có thể sử dụng cho nghiên cứu.

TS. Druce cho biết, các nhà nghiên cứu của viện đã nỗ lực làm việc để hiểu hơn về căn bệnh. “Chúng tôi đã làm việc 10 đến 12 giờ mỗi ngày, công việc thường kết thúc vào 2 giờ sáng. Đó là lý do tại sao chúng tôi lại có thể có được câu trả lời về chẩn đoán, dò tìm, giải trình tự và cô lập trong khoảng thời gian từ thứ sáu tuần trước đến thứ ba tuần sau”.

Yhocvn.net lược dịch

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago