Bố mẹ ai chẳng yêu con, thấy con ăn uống tốt, mạnh khỏe cha mẹ nào chẳng vui dù là “tây” hay “ta”. Tuy nhiên yêu con cũng cần phải hiểu chúng chứ không nên mang một tình yêu áp đặt. Tâm lý của trẻ là quan trọng. Hãy để mỗi bữa ăn sẽ là một lần thưởng thức, như là phần thưởng cho trẻ chứ không phải là một nghĩa vụ. Chỉ khi trẻ có hứng thú ăn thì mới hình thành nên ý thức ăn chủ động.
Một đứa trẻ gầy gò mà theo mẹ nó là lười ăn lắm. Mẹ em một tay cháo một tay bế bé đi khắp nơi để bé ăn. Bữa ăn dài lê thê để sao cho hết khẩu phần là hình ảnh không mới đối với các bà mẹ Việt Nam. Điều này đúng sai thế nào chúng ta không bàn đến nhưng chúng ta sẽ thấy hậu quả là bé không muốn ăn và bữa ăn sau cũng trong cảnh “đánh vật” giống vậy.
Ăn uống là một hoạt động mang tính bản năng của con người nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Để việc ăn uống diễn ra một cách tự nhiên, tạo hóa đã sinh ra các giác quan như thị giác, khứu giác và vị giác giúp chúng ta cảm nhận sự hấp dẫn của các món ăn trước và trong lúc ăn.
Trong số các giác quan này, vị giác đã phát triển ngay từ khi trẻ ra đời. Trong lần đầu tiên bú mẹ, trẻ đã có thể cảm nhận được phần nào vị ngọt của những giọt sữa mẹ rồi. Lớn dần lên, những giác quan như thị giác, khứu giác sẽ giúp con người hoàn thiện khả năng cảm nhận sự hấp dẫn của thức ăn. Không những thế, cảm giác đói cũng giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
Với trẻ nhỏ, cảm giác đói còn mạnh hơn và nhạy hơn người lớn, bất kỳ khi nào đói là chúng đòi ăn ngay, chứ không thể kìm nén được. Vì thế, hoàn toàn không có lý do gì để ép trẻ ăn, nếu món ăn đủ hấp dẫn và đúng lúc. Nếu biết tác động vào tâm lý trẻ, thì mỗi bữa ăn sẽ là một lần thưởng thức, như là phần thưởng cho trẻ chứ không phải là một nghĩa vụ. Chỉ khi trẻ có hứng thú ăn thì mới hình thành nên ý thức ăn chủ động.
Việc ép trẻ ăn sẽ đi ngược lại với các chức năng tạo hóa đã sinh ra. Nếu trẻ đang no mà bắt trẻ ăn thì sẽ làm mất giá trị của cảm giác đói. Còn nếu món ăn không ngon, mà bắt trẻ ăn thì sẽ làm mất giá trị cảm nhận thức ăn của các giác quan, dần dần những chức năng này sẽ mai một đi. Trẻ không ăn no hay không ăn một bữa cũng không sao cả, bữa sau trẻ sẽ ăn nhiều hơn.
Trẻ con cũng giống như người lớn, không phải lúc nào cũng muốn ăn, những lúc đau ốm hay tâm lý không thoải mái, các giác quan vị giác, khứu giác…. không hoạt động đúng với chức năng của nó. Vậy nên, bố mẹ nên tạo bầu không khí vui vẻ cho trẻ trước và trong lúc ăn, nên để ý đến cảm giác của con khi cho con ăn, nếu trẻ mệt mỏi thì không nên ép trẻ ăn nhiều.
Việc ăn quá no cũng không phải là điều tốt, điều này đúng cho cả người lớn chứ không riêng gì trẻ con. Nên cho trẻ ăn vừa đủ để trẻ còn thấy đói khi đến bữa tiếp theo. Mặc dù cùng tuổi hay cân nặng bằng nhau, nhưng mỗi trẻ có một nhu cầu khác nhau về năng lượng đầu vào. Qua từng bữa ăn, bố mẹ sẽ biết lượng thức ăn như thế nào là đủ cho con mình. Bất cứ lúc nào trẻ không muốn ăn nữa thì bố mẹ phải dừng lại.
Ở ví dụ trên, người mẹ còn mắc một sai lầm nữa là lấy thạch ra làm phần thưởng cho con ăn. Không chỉ ăn uống mà trong bất kỳ việc gì khác, nếu lấy phần thưởng để dụ trẻ thì trẻ sẽ không để tâm đến việc mình làm mà chỉ nghĩ đến phần thưởng. Bé Linh Anh thích ăn thạch vào buổi sáng hôm đấy có thể xem là một ngoại lệ, mẹ có thể cho con ăn thạch, sau đấy cho bé ăn bữa sáng ít hơn mọi ngày. Có thể việc thay đổi giờ giấc sinh hoạt hôm đấy ít nhiều đã ảnh hưởng đến sức khỏe và đồng hồ sinh học của bé.
Phạt đối với trẻ không chịu ăn là điều không nên. Điều đó chỉ khiến bé chịu áp lực khi đến bữa. Có bà mẹ lại lấy học ra để phạt trẻ khi trẻ không chịu ăn. Vậy là mẹ đã vô tình kiến bé sợ cả việc học. Đừng cho bé cảm giác ăn uống là bổn phận chứ không phải là điều thú vị, học là một hình phạt đối với bé.
Nếu cho trẻ ăn vừa đủ, đúng giờ, chuẩn bị thức ăn thơm ngon, tạo bầu không khi vui vẻ, để trẻ có cảm giác đói trước mỗi bữa ăn thì hoàn toàn có thể biến những bữa ăn nặng nề trở thành những lần thưởng thức đối với trẻ.
Mỗi khi trẻ có thái độ uể oải khi ăn, bố mẹ nên hỏi xem con có muốn ăn nữa không. Nếu con trả lời không thì không cho con ăn nữa. Phải cho con hiểu, ăn là quyền lợi của con, chứ không phải là trách nhiệm.
Hãy thay đổi nhưng câu nói mệnh lệnh như “Con phải ăn …, ăn đi….” Bằng những câu như: “Hôm nay cả nhà sẽ ăn một món rất ngon…”, “con sẽ được ăn món con rất thích…”, Hãy để trẻ tự chọn món và nếu được hãy cho chúng tham gia vào nấu các món chúng sẽ ăn. Như vậy bạn đã cho được con niềm vui trong mỗi bữa ăn rồi.
Người lớn cũng vậy, trẻ con cũng vậy, tâm trạng đối với mỗi việc đều rất quan trọng. Các mẹ nhớ nhé.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Làm gì để giúp con trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt hơn
+ Câu ‘thần chú’ của bà mẹ khiến cậu bé lười ăn chén sạch mọi thứ
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…