Categories: A

ACICLOVIR- thuốc chống virus Herpes simplex

ACICLOVIR trị sơ nhiễm đường sinh dục do virus Herpes simplex,

ACICLOVIR

Acyclovir ACG; Acycloguanosin; BW248U

Biệt dược: Acevax (Thái Lan)

Acicloftal (Anh)

Aciclin (Italia)

Acicloben (AT)

Acic-ophtal (DE)

Aci-Sanoramin (DE)

Aclova (Thái Lan và Hàn Quốc)

Avircrem (Traphaco)

Avirtab (Traphaco)

Cicloferon (Mehico)

Cusiviral (Tây Ban Nha)

Cyclovir (Ấn Độ)

Cycloviran (Italia)

Herperay (Ân Độ)

Herpcrax (An Độ)

Herpevir (Sanofi)

Herpex (Torret)

Lovir (Renbaxy)

Medovir (Medochemie Cyprus)

Rovinax (Anh)

Vacral (Hàn Quốc)

Virless (Y.S.P)

Virucid (Aegis)

Zevin (Đức)

Zoraxin (Hàn Quốc)

Zovirax (Anh)

Zoylex (Hàn Quốc)

Dẫn xuất muối natri:

Cyclorax (Thái Lan)

Zovirax (Anh) (thuốc tiêm)

Dẫn xuất triphosphat:

ACVTP; Acyclo-GTP

Dạng thuốc: Bột pha tiêm 250 mg, 500mg và 1g. Viên nén 200mg. 400mg, 800mg. Mỡ ưa mắt 3%. Kem bôi 5%. Hỗn dịch uống 5g/125ml, 4g/50ml.

Tác dụng: Dẫn xuất purin có tác dụng chống virus Herpes simplex. Muốn có hoạt tính, thuốc này cần được phosphoryl-hóa thành aciclovir triphosphat. Chỉ những tế bào đã bị nhiễm virus Herpes nói trên đang ở giai đoạn sinh sản mới có khả năng thực hiện phản ứng phosphoryl-hóa nhờ một enzym của virus. Chính aciclovir triphosphat có tác dụng ức chế chọn lọc ADN polymerase của virus Herpes, do đó ngân cản sự sinh sản của virus này, nhưng không ảnh hưởng đến chuyển hóa ở tế bào bình thuờng. Chống virus Herpès zoster (Zona).

Chỉ định và liều dùng:

1. Viên nén 200mg: Trị sơ nhiễm đường sinh dục do virus Herpes simplex và các đợt tái phát về sau. Phòng các nhiễm virus nóỉ trên ở những người mất miễn dịch bị ít nhất 6 đợt tái phát trong 1 năm.

Người lớn và trẻ em trên 24 tháng:

– Nhiễm virus Herpes simplex đường sinh dục: Ngày 5 viên chia đều trong ngày; đợt 10 ngày nếu sơ nhiễm; đợt 5 ngày khi cơn tái phát.

– Phòng ở người mất miễn dịch: ngày 4 viên chia vài lần trong suốt thời gian cần phòng bệnh.

– Phòng ở bệnh nhân bị 6 lần tái phát trong năm: ngày 4 viên chia vài lần. Đợt 6-9 tháng rổi nghỉ. Với người suy thận dùng liều giảm đi tuỳ theo độ thanh thải creatinin.

2. Thuốc tiêm tĩnh mạch: Lọ bột đông khô 250mg aciclovir kèm NaOH vđ pH 11 ±0,5 bảo quản ở mối trường khí nitơ vô khuẩn.

Ở những người mất miễn dịch: nhiễm virus Herpes simplex và virus thuỷ đậu-zona (viết tắt VZV).

Ở những người có khả năng miễn dịch: sơ nhiễm Herpes nặng ở đường sinh dục; bệnh zona nặng. Điều trị viêm màng não-não do virus Herpes (HSV).

Người lớn: nhiễm virus Herpes simplex (trừ viêm màng não-não doHerpes): cứ 8 giờ tiêm truyền tĩnh mạch theo liều 5mg/kg. Nhiễm virus thủy đậu -zona và viêm màng não não do Herpes: cứ 8 giờ tiêm truyền với liều 10mg/kg. Trẻ em trên ba tháng: Cứ 8 giờ tiêm truyền 500mg/m2 bề mặt thân thể (trừ viêm màng não-não) hoặc nhiễm VZV. Dùng liều gấp đôi nếu viêm màng não-não do HSV hoặc nhiễm VZV nặng ở trẻ bị mất miễn dịch.

Sơ sinh: dùng liều cứ 8 giờ tiêm 10mg/kg.

Đợt điều trị trung bình là 5 ngày cho nhiễm HSV (sơ nhiễm ở đường sinh dục) và 8-10 ngày cho các chỉ định khác.

3)  Kem bôi da 5% (đóng ống 2 và 10g): – Trị sơ nhiễm đường sinh dục do HSV và các đợt tái phát về sau. Ngày bôi 5 lần. Đợt dùng 5-10 ngày.

4)  Mỡ mắt 3% (đóng ống 4,5g): Trị viêm giác mạc do HSV. Bôi ngày 5 lần vào túi cùng kết mạc dưới. Tiếp tục dùng thêm 3 ngày nữa sau khi đã lên sẹo.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc.

Lưu ý: Có thể bị: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, lẫn lộn, ảo giác, buồn ngủ, nhức đầu. Hiếm: suy thận cấp; viêm tại chỗ trầm trọng nếu tiêm ra ngoài mạch; phản ứng thẩn kinh có hồi phục (ảo giác, lẫn lộn, run rẩy, loạn tâm thẩn, co giật, hôn mê).

Thuốc tiêm chỉ dùng tiêm truyền tĩnh mạch chậm, trên 1 giờ.

– Kem bôi: cảm giác rát bỏng, xót, nổi ban, ngứa (hiếm). Không dùng kem cho mắt, xoang miệng, âm đạo.

– Mở mắt: xót thoáng qua; đốm nhỏ nông giác mạc (sẽ lành) kích ứng, viêm tại chỗ (viêm mí mắt, giác mạc).

– Cân nhắc lợi /hại khi dùng cho người mang thai hoặc đang cho con bú.

ACICLOVIR- thuốc chống virus Herpes simplex

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Bác sĩ

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

1 day ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

2 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

3 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

3 days ago