Categories: Tin tức

9 lời khuyên đơn giản để bảo vệ con trước nạn bắt cóc trẻ em, bố mẹ Việt cần áp dụng ngay

Tình trạng mua bán và bắt cóc trẻ em thời gian qua diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài những nỗ lực của cơ quan chức năng, bố mẹ cần chủ động đảm bảo an toàn cho con trước những mối nguy hại rình rập.

Dưới đây là 9 lời khuyên giúp trẻ biết cách phòng ngừa với các mối nguy xung quanh, vừa giúp trẻ phát triển độc lập.

1. Không tiết lộ tên con

Đừng viết tên con bạn lên đồ dùng cá nhân của bé, đừng gắn tên bé lên ba lô đeo lưng hay hộp ăn cơm. Việc này sẽ khiến người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé.

Tốt hơn, bố mẹ hãy viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích khi món đồ bị thất lạc hay mất cắp.

2. Chạy khỏi xe đang đến gần theo hướng ngược lại

Chúng ta dạy con mình không lại gần xe của người lạ, điều đó quan trọng. Nhưng bạn cần dạy bé thêm một quy tắc nữa: Nếu một chiếc xe tiến lại gần, mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của bé, hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với hướng xe đi. Điều này sẽ giúp trẻ có thời gian gọi người giúp đỡ.

3. Nghĩ ra mật khẩu của gia đình

Nếu có ai đó nói với con “Đi với chú. Chú sẽ đưa cháu đến gặp bố và mẹ”, điều đầu tiên bé nên làm là hỏi lại “Bố mẹ cháu tên là gì? Mật khẩu nhà cháu là gì?”.

Bạn nên dạy con một câu mật mã trong các tình huống khẩn cấp (chẳng hạn khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình). Hãy dùng một câu mật mã ít người nghĩ tới, ví dụ “mèo tơ lông vàng”.

4. Cài đặt ứng dụng theo dõi

Nhờ chức năng GPS, các ứng dụng như Life360 Locator hay GPS Phone Tracker cho phép bạn giám sát nơi ở chính xác của con và mức pin của điện thoại của bé.

5. La thật to

Dạy trẻ rằng khi bị người lạ túm lấy, trẻ có thể hành động xấu hơn thông thường: cắn, đá, cào, và cố gắng thu hút sự chú ý của người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, trẻ cũng nên la lớn lên “Cháu không quen ông ấy, ông ấy đang bắt cóc cháu”.

6. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách

Con bạn nên biết rằng bé không buộc phải nói chuyện với người lạ, và nếu cuộc trò chuyện dài hơn 5-7 giây, tốt hơn là bỏ đi, đến chỗ an toàn. Khi đang nói chuyện, trẻ nên đứng cách xa 2 – 3 mét. Nếu người lạ tiến lại gần, hãy lùi ra sau. Thực tập tình huống này với con, cho bé thấy 2 mét là như thế nào, và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.

7. Tránh vào thang máy với người lạ

Dạy trẻ chờ cửa thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường, để có thể quan sát bất cứ ai xung quanh. Và nếu có người lạ bước vào thang, trẻ nên xin lỗi để không vào cùng người đó. Tốt nhất là giả vờ quên gì đó để rời đi. Nếu người kia kiên trì mời bé vào thang máy cùng, trẻ nên đáp lại lịch sự “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”.

8. Không để người lạ biết rằng cha mẹ vắng nhà

Giải thích với trẻ rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi trẻ hỏi “ai đấy”, bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem. Ngoài ra, trẻ không nên cho người lạ biết rằng bố mẹ không ở nhà, dù người lạ khẳng định họ là bạn của bố mẹ, hoặc là người đến sửa điện. Nếu người lại kiên trì và bắt đầu mở cửa, trẻ phải gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.

9. Tránh để con gặp những người quen trên mạng một mình

Kể cả khi con bạn đã đủ tuổi để làm quen với những người bạn mới trên mạng thì vẫn không có nghĩa là chúng đủ lớn để hiểu những mối nguy tiềm ẩn ở “thế giới ảo”. Vì vậy, hãy cảnh báo với trẻ rằng ngày nay tội phạm có thể tìm thấy con mồi thông qua internet, và rằng nếu người bạn trên mạng nói bất cứ điều gì thì không có nghĩa rằng họ nói thật. Việc trò chuyện với người trên mạng khiến bé dễ rơi vào nguy hiểm. Trẻ phải nhớ không được nói với người lạ – kể cả trẻ con – số điện thoại, tên, địa chỉ của mình. Trẻ nên từ chối việc gặp riêng người lạ quen qua mạng.

Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24. Vì vậy, nắm được các kĩ năng xử lý tình huống cơ bản cũng như cách bảo vệ bản thân mình chính là kỹ năng bố mẹ cần phải dạy con càng sớm càng tốt.

Video: Lào Cai, bắt được đối tượng bắt cóc trẻ em bán sang Trung Quốc

Theo phunuvagiadinh

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

1 hour ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago