Categories: Sức khoẻ

8 thủ thuật để ngủ tốt hơn

Bạn khó ngủ, hay ngủ không ngon giấc… Hãy lưu ý những điều sau để bạn có giấc ngủ ngon hơn.

1. Hẹn giờ đi ngủ

Bạn vẫn hẹn đồng hồ báo thức để thức dậy buổi sáng còn với giờ đi ngủ lại rất tùy tiện. Việc đi ngủ đúng giờ cũng rất quan trọng. Khi bạn tạo cho mình một đồng hồ sinh học hợp lý, cơ thể bạn sẽ quen với việc đi ngủ vào một giờ nhất định. Hãy chọn một giờ thích hợp để lên giường mỗi ngày và hãy tuân thủ giờ giấc, kể cả vào cuối tuần.

Ảnh minh họa

2. Đi tắm

Cơn buồn ngủ sẽ đến khi nhiệt độ của cơ thể giảm xuống. Bạn có thể giảm nhiệt độ cơ thể xuống bằng việc tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen trước khi đi ngủ. Đó cũng là một cách thư giãn giúp bạn chuyển từ trạng thái thức sang buồn ngủ dễ dàng hơn.

3. Tắt hết các thiết bị có ánh sáng

Ngay cả với những ánh sáng yếu ớt nhất cũng có thể làm phiền đến giấc ngủ của bạn. Điều đó có nghĩa ti vi, máy tính, và thậm chí cả đèn hành lang, nhà tắm cũng như các loại đèn báo ở công tắc điện, sạc pin điện thoại… đều cần phải chuyển sang chế độ “im lìm” cho đến khi bạn mở mắt đón buổi sáng tốt lành vào ngày hôm sau.

Nguyên nhân là những loại ánh sáng đó sẽ ngăn chặn sự sản xuất melatonin, từ đó cản trở khả năng chìm vào giấc ngủ, cũng như làm tăng nguy cơ ung thư của bạn. Melatonin giúp ngăn chặn các gốc tự do có hại trong cơ thể và làm chậm quá trình sản xuất estrogen, góp phần gây ra bệnh ung thư. Lý tưởng nhất, bạn nên tắt tất cả các thiết bị phát sáng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

4. Ăn sớm hơn

Tốt nhất, bạn không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào vào khoảng thời gian ba giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp làm giảm lượng đường trong máu trong khi ngủ, giảm thiểu những tác động do việc đường huyết cao gây nên. Ngoài ra, nó sẽ khởi động quá trình suy kiệt glycogen, do đó bạn có thể chuyển sang chế độ đốt cháy chất béo tối ưu nhất.

Ngoài ra, ăn quá nhiều hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ tạo sức ép lên hệ tiêu hóa và bắt chúng phải làm việc. Việc uống nhiều cũng khiến bạn phải chạy vào nhà vệ sinh nhiều hơn làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt, vào bữa tối, nếu bạn hay bị chứng ợ nóng thì nên tránh các thức ăn cay hoặc nhiều chất béo, chúng có thể sẽ khiến bạn ợ nóng và không ngủ được ngon giấc.

5. Không hút thuốc, uống rượu bia

Tránh chất nicotine, cà phê và rượu bia vào buổi tối. Đây là những chất kích thích có thể làm cho bạn không ngủ được. Cơ thể của bạn cần nhiều thời gian để loại bỏ chất kích thích và các tác dụng phụ của chúng.

Ảnh minh họa

6. Chọn gối thích hợp

Gối rất quan trọng trong việc bạn ngủ có ngon hay không. Hãy chắc chắn rằng chiếc gối của bạn có thể tạo sự thoải mái nhất cho bạn cũng như phù hợp với xu hướng vị trí ngủ của bạn.

Nếu bạn ngủ chung với người khác thì hãy chắc rằng có đủ chỗ cho cả hai. Thú cưng và trẻ con thường làm cho bạn ngủ không ngon, thế nên bạn có thể phải đặt ra giới hạn là chúng có nên ngủ chung phòng ngủ với bạn thường xuyên không.

7. Chỉ cần thở

Ngừng tập trung suy nghĩ vào danh sách các mối quan tâm trong đầu của bạn, thay vào đó, bạn chỉ nên tập trung vào hơi thở của bạn. Sâu và chậm hoặc ngắn và nhanh, tiếng hít vào và thở ra của bạn có thể là một bài hát ru nhẹ nhàng để đưa bạn vào giấc ngủ ngon lành.

8. Thư giãn

Khi không thể nào ngủ được, đừng quá lo lắng, bởi chỉ càng làm bạn mất ngủ thêm mà thôi. Mất ngủ không phải là điều tồi tệ nhất của thế giới.

Bằng cách suy nghĩ rằng “Tại sao mình không thể ngủ. Mình sẽ trở nên thật tồi tệ vào ngày mai”, bạn đang tạo ra một lời tiên tri có thể sẽ thành hiện thực trong ngày mai.

Do đó, hãy chấm dứt cách nghĩ như vậy, thư giãn và tin tưởng rằng bạn sẽ có nhiều đêm ngủ ngon khác trong nay mai, đừng cố tạo áp lực cho bản thân.

Mối liên hệ giữa những gì bạn ăn và thời gian ngủ mỗi đêm

Giấc ngủ rất ngắn (ít hơn 5 tiếng một đêm): Có nhiều loại thực phẩm nhất, uống ít nước hơn và tiêu thụ ít hơn tổng số carbohydrate và lycopene (chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau).

Giấc ngủ ngắn (5-6 giờ): Tiêu thụ hầu hết lượng calo nhưng ăn vitamin C ít hơn, và uống ít nước. Người có giấc ngủ ngắn có xu hướng ăn nhiều lutein và zeaxanthin hơn các nhóm khác.

Giấc ngủ bình thường (7-8 giờ): Có nhiều loại thực phẩm nhất trong chế độ ăn uống của họ, mà thường được kết hợp với một cách khỏe mạnh ăn uống.

Giấc ngủ dài (9 giờ hoặc hơn): Tiêu thụ lượng calo ít nhất cũng như ít theobromine (tìm thấy trong sôcôla và trà), choline và tổng carbs. Giấc ngủ dài cho thấy chủ nhân của nó có xu hướng uống nhiều rượu.

Thu Hà

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago