Tuy nhiên, không thể vì những bối rối, xấu hổ mà chúng ta trì hoãn việc này và hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra với con cái như một tất yếu. Mỗi phụ huynh hãy tự trang bị các cách nói chuyện nhạy cảm với con mình.
Đừng thuyết giáo
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ luôn bỏ ngoài tai các bài thuyết giáo của bố mẹ. Cho dù bạn đã rất mạnh mẽ và quán triệt rằng đây là một buổi nói chuyện nghiêm túc và cần thiết thì sau đó thì bạn vẫn thấy con mình làm những điều trái ngược đến ngớ ngẩn.
Nếu như câu chuyện của bạn bắt đầu và kết thúc đều bằng câu “đừng” thế này, “đừng” thế khác, thì bạn cũng sẽ nhận được những câu trả lời nhanh chóng từ phía con của bạn như “dạ” “vâng” “con biết”… Bởi chính những đứa trẻ của bạn đang cố trả lời thật nhanh để thoát khỏi bài thuyết giáo của bố mẹ chúng.
Thay vì đó, bạn hãy thảo luận nhẹ nhàng và chia sẻ cách nhìn nhận của bạn về “chuyện ấy” cũng như mong đợi của bạn ở những đứa trẻ. Cách thảo luận này sẽ khiến cho con bạn cảm thấy được tôn trọng, gần gũi và tâm lý hơn, chúng được nói ra suy nghĩ của mình cũng như cách bố mẹ đã chia sẻ với chúng.
Khuyến khích sự cởi mở
Như nói ở trên, chúng ta hãy chia sẻ quan điểm thay vì thuyết giáo con mình, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cố gắng khuyến khích con bạn nói chuyện cởi mở trong vấn đề này. Hãy thử bắt đầu cuộc thảo luận bằng các câu hỏi:
Có ai khác nói chuyện với con về vấn đề giới tính này không? Ở trường con, thầy cô giáo và bạn bè nói sao về “chuyện ấy”? Bạn con đã từng nói chuyện với bố mẹ họ về chuyện ấy chưa? Có bạn nào của con từng nói về chuyện này chưa? Con và các bạn mình nghĩ gì về các buổi học giới tính ở trường? Nói về chuyện này sớm nhất có thể
Khi nghĩ về chuyện này bạn sẽ thấy mình thật gượng gạo và bối rối với con mình. Rồi bạn trần trừ. Nhưng hãy để những bối rối của bạn sang một bên và nói với con mình sớm nhất có thể về chuyện này. Khi bạn đã chia sẻ được với con mình về điều này bạn mới thấy ý nghĩ về nỗi xấu hổ và bối rối thật ngớ ngẩn và bạn vượt qua điều đó một cách dễ dàng để hiểu con hơn và an tâm về con hơn.
Khi bạn đã bắt đầu được cuộc trò chuyện đầu tiên này rồi, hãy giữ tần suất thường xuyên với con cái của bạn để tiếp tục nói về chuyện này. Bạn sẽ trở thành người bạn thân thiết, tâm giao của con cái, khi đó bạn sẽ vô cùng an tâm khi luôn được song hành cùng con mình.
Biết rõ những gì bạn đang nói tới
Rõ ràng có sự khác biệt giữa hành vi tình dục, quan hệ và sự thân mật. Hành vi này bao gồm các hoạt động từ hôn đến quan hệ bằng miệng và quan hệ “yêu”. Nếu bạn chỉ đơn giản nhắc nhở con mình không quan hệ thì có lẽ bạn chưa phòng ngừa đúng mức rồi. Vì vậy hãy giải thích rõ cho con mình khái niệm về chuyện này để con có một nhận thức đúng đắn.
Nói ra những gì mong đợi
Một khi định nói chuyện tâm sinh lý với con cái, bạn nên nói rõ những gì bạn có thể chấp nhận và không chấp nhận được. Hãy chuẩn bị kĩ càng để chia sẻ quan điểm của mình với đứa con. Đặc biệt, tránh thái độ rao giảng. Hãy trò chuyện với con như một người bạn, lắng nghe cảm giác của con và khuyến khích chúng nghe theo lời bạn nói.
Thảo luận nhẹ nhàng
Một khi đứa trẻ đang lớn thì chúng sẽ muốn thoát ra khỏi những ràng buộc. Vì vậy hãy nói với chúng bạn muốn chia sẻ một số cách nhìn về “chuyện ấy” cũng như mong đợi của bạn. Một cuộc thảo luận nhẹ nhàng và vui vẻ có thể giúp bạn gần gũi cũng như hiểu đứa trẻ của mình hơn. Đừng quên kiểm tra con bạn có những kiến thức cơ bản về “yêu” an toàn không nhé.
Cung cấp thông tin
Những ông bố bà mẹ sợ vẽ đường cho hươu chạy đang mắc một sai lầm nghiêm trọng. Không có đủ kiến thức sẽ làm con bạn không ý thức được mức độ nguy hiểm của những gì chúng đang làm. Hãy cho chúng biết về những rủi ro, bệnh lây truyền cũng như sức khỏe sinh sản để phòng tránh những hành động gây hại. Tất nhiên không nên quên dạy con cách đối phó với những tình huống nguy hiểm. Một khi cho con có đủ hiểu biết là bạn đã vẽ ra được ranh giới an toàn cho con mình.
Không dừng lại ở trò chuyện
Mọi chuyện không thể chấm dứt chỉ sau một cuộc nói chuyện. Đó chỉ là một điểm khởi đầu. Hãy theo dõi con bạn trong những tuần và tháng tiếp theo, liệu chúng có nghe theo lời bạn dặn? Lời khuyên tốt nhất hãy trở thành bạn của con để có thể thoải mái trò chuyện và hiểu hơn về các mối quan hệ của con mình.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…