Categories: Sức khoẻ

7 thắc mắc chẳng biết hỏi ai trong ngày “đèn đỏ“

28 ngày được coi là số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt, nhưng nó cũng có thể dao động giữa 21 và 35 ngày.

Mặc dù vấn đề kinh nguyệt không còn là xa lạ với bất kì chị em nào nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu hết mọi điều xung quanh hiện tượng sinh lý tự nhiên này. Nhiều vấn đề liên quan đến thời kỳ đèn đỏ xảy ra và khiến các bạn gái “đứng ngồi không yên”, không biết cách xử lý ra sao. Dưới đây là 7 hiện tượng phổ biến xảy đến trong suốt chu kỳ kinh nguyệt mà bạn gái nên tham khảo để tránh rơi vào tình trạng hoang mang.

1. Cơ thể và tâm trạng thay đổi trước khi kỳ nguyệt san đến?

Trước mỗi kỳ nguyệt san, hầu hết phụ nữ đều cảm thấy “núi đôi” căng tròn, dẫn đến cảm giác khó chịu. Ngoài hiện tượng đó, các bạn sẽ có thêm một vài dấu hiệu lạ như dễ cáu gắt, bị đầy hơi, thèm ăn, mọc mụn trứng cá, đau đầu…Những hiện tượng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), chúng được coi như dấu hiệu báo trước thời kỳ kinh nguyệt sắp đến. Thông thường khi hết kỳ kinh nguyệt, các bạn sẽ không còn có những cảm giác như trên nữa, nên không cần phải lo lắng về vấn đề này.

2. Sẽ có tình trạng chuột rút trong thời kỳ đèn đỏ?

Nhiều chị em phụ nữ gặp tình trạng chuột rút một vài ngày đầu trong thời kỳ kinh nguyệt. Đó là một tác dụng phụ của một loại hormone có tên gọi là prostaglandin. Khi bị chuột rút trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu với cường độ thay đổi khác nhau tùy mỗi người. Cơn đau có thể lan lên phần thắt lưng và bụng trên, thậm chí nhiều người có thể cảm thấy bị nhức đầu, mệt mỏi. Tình trạng này thường chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ và kéo dài 1,2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên nếu cơn đau của bạn ở mức độ nặng gây nhiều khó chịu thì bạn nên đi kiểm tra.



Khi bị chuột rút trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu với cường độ thay đổi khác nhau tùy mỗi người (Ảnh minh họa)

3. Hiện tượng rong kinh trong kỳ nguyệt san?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 7 ngày, điều đó chứng tỏ bạn đang bị rong kinh. Đồng thời bạn hãy để ý xem lượng kinh nguyệt ra mỗi ngày ở mức độ nào, nếu thấy bỗng nhiên ra nhiều hơn so với trước đây một lượng tương đối lớn thì bạn cần phải cảnh giác. Thông thường, một người phụ nữ bình thường sẽ sản xuất khoảng hai muỗng canh chất lỏng kinh nguyệt cho mỗi chu kỳ. Trong chuỗi ngày đèn đỏ, thường thì ngày thứ hai bạn sẽ thấy lượng kinh ra nặng hơn và sau đó bắt đầu ít dần.

4. Cuối chu kỳ có hiện máu màu đen?

Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, ban đầu lượng máu chảy ra sẽ có màu đỏ và dần dần vào những ngày cuối sẽ chuyển thành màu nâu đen. Nhiều bạn gái lo lắng khi thấy hiện tượng này, tuy nhiên đây chỉ là một hiện tượng bình thường mà hầu như ai cũng mắc phải. Lượng máu màu nâu đen này thường là máu ở bên trong tử cung được thoát ra ngoài muộn nên nó có dạng như vậy.

5. Xuất hiện những cục máu đông trong kỳ đèn đỏ?

Trong thời kỳ nguyệt san, nhiều bạn gái cảm thấy hoang mang và lo lắng khi thấy xuất hiện những cục máu đông. Bạn hãy để ý xem nếu những cục máu đông ở lượng ít và nhỏ thì điều đó là hoàn toàn bình thường. Còn nếu số lượng máu đông quá nhiều khiến bạn mất máu, đồng thời chảy ra trong thời gian dài thì đó lại là dấu hiệu bạn đang có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ để được kiểm tra.



Trong thời kỳ nguyệt san, nhiều bạn gái cảm thấy hoang mang và lo lắng khi thấy xuất hiện những cục máu đông (Ảnh minh họa)

6. Bị đau bụng, tiêu chảy trong thời kỳ kinh nguyệt?

Tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu là những triệu chứng mà các bạn gái có thể gặp được trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Đây là một sự thay đổi bình thường do trong những ngày này, sự thay đổi hormone khiến cho cơ thể chị em khá nhạy cảm và dễ gặp nhiều vấn đề đi kèm. Thông thường một vài triệu chứng nhẹ như đau bụng, tiêu chảy sẽ biến mất khi kỳ kinh nguyệt của bạn kết thúc, bởi vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Trong thời gian nhạy cảm này bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đảm bảo cân bằng, đủ chất và phù hợp với thể trạng cơ thể.

7. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau khoảng 28 ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau đối với mỗi phụ nữ. 28 ngày được coi là số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt, nhưng nó cũng có thể dao động giữa 21 và 35 ngày. Độ dài chu kì kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kì kinh này đến ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt sau đó. Để biết được chu kỳ của mình có đều hay không, bạn có thể đánh dấu vào lịch và theo dõi từng tháng một, chu kì dao động từ 2-3 ngày được xem là bình thường.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago