Categories: Dinh dưỡng

7 món ăn từ cá diếc cho người suy nhược cơ thể

Cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, là vị thuốc dùng tốt cho người suy nhược cơ thể.

Theo y học cổ truyền, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, là vị thuốc dùng tốt cho người cơ thể suy nhược, gầy yếu, ăn uống kém, người bệnh dạ dày, đại tràng, phụ nữ có thai, sau đẻ thiếu sữa,…

Một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc:

Bài 1: Cá diếc 100g, ngải cứu tía 250g, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cá làm sạch ướp gia vị, thêm nước vừa đủ nấu chín cho rau ngải cứu vào đun tới khi rau mềm, ăn nóng, ăn 2 – 3 lần/tuần. Dùng tốt cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, gầy yếu, ăn uống kém.

Bài 2: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cá diếc làm sạch, sắc kỹ; bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.

Bài 3: Cá diếc 200g, móng giò lợn 1 cái, thông thảo 10g, thêm nước gia vị hầm nhừ, bỏ bã thông thảo, ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho phụ nữ sau đẻ ít sữa, tắc sữa.

Bài 4: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Dùng tốt cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, mỏi tay chân, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.

Bài 5: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách làm: Cá diếc làm sạch, lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, đun lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng thích hợp cho thai phụ buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát,…

Bài 6: Cá diếc 1 con khoảng 250 – 300g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Làm sạch cá cho vào nồi hầm kỹ lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo nhừ mới cho cá vào, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Phù hợp sử dụng cho người bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Bài 7: Cá diếc 300g, trần bì 5g, sa nhân 5g, tất bạt 5g, tỏi 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh sạch vảy, mổ bụng bỏ ruột, nhét các vị thuốc vào bụng cá rồi cho vào nồi om nhừ bằng lửa nhỏ, khi ăn bỏ bã thuốc, ăn cá uống nước canh. Dùng cho người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn./.

adminyhoc

Recent Posts

Mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và tốc độ lão hóa

Lão hoá là quy luật tự nhiên của con người. Theo thời gian, ai cũng…

5 hours ago

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

2 days ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

2 days ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

5 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

5 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

5 days ago