Categories: Y học Thể thao

7 động tác thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Các bài tập giúp tăng nhịp tim, tăng cường sức mạnh cho cơ thể khỏe khoắn, hoàn hảo.

Tập liên tiếp ba bài tập đầu không nghĩ, mỗi bài tập khoảng một phút. Với 4 bài tập sau, thực hiện 15 lần, sau mỗi bài nghỉ 30 giây. Tập toàn bộ 7 động tác khoảng hai đến ba lần.

Động tác 1: Hạ gối và nhảy (bài tập tăng nhịp tim)

Bắt đầu với tư thế như hình A hai chân hạ gối, chân phải bước lên trên, phân phối trọng lượng cơ thể đều cả hai chân. Dùng tay tạo lực nhảy thẳng lên (B) chân xoắn vào nhau. Chân trái lên trên khi hạ xuống đất (C) rồi nhảy lên tức thì không nghỉ, hạ xuống đất ở vị trí ban đầu, kết thúc động tác.

Động tác 2: Tấn nhảy (Bài tập tăng nhịp tim)

Bắt đầu với tư thế đứng, hai chân rộng bằng vai, đặt tay sau đầu. Hạ hông và thân người xuống ở tư thế tấn (A). Bật nhảy nhanh lên cao nhưng vẫn giữ nguyên tay (B), hạ xuống đất nhẹ nhàng và hạ hông tạo thành tư thế tấn.

Động tác 3: Nhảy bật hai bên (Bài tập tăng nhịp tim)

Bắt đầu ở tư thế đứng, hai chân khép, đầu gối gập và tay chuẩn bị tư thế di chuyển (A). Hạ thấp trọng lượng cơ thể từ từ, nhảy sang phải, chân trái co, nhảy sang trái, chân phải co lên. Trong quá trình nhảy luôn hạ thấp thân người, nhảy 15 lần không ngừng nghỉ.

Động tác 4: Tấn đẩy tạ qua đầu (Bài tập tăng sức mạnh)

Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm đôi tạ giơ cao quá đầu (A). Hạ gối, hông đẩy ra phía sau tạo thân người ở thế tấn (B), hai tay vẫn giữ tạ, ngực đẩy ra phía trước. Gót chân tạo lực đẩy, vươn người đứng thẳng kết thúc động tác.

Động tác 5: Bắc cầu với tạ (Bài tập tăng sức mạnh)

Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, đầu gối gập, khoảng cách hai chân rộng bằng hông, tay cầm đôi tạ, giơ thẳng hướng với vai (A). Hai chân làm trụ, đẩy hông lên cao, giữ tư thế này đồng thời cầm tạ gập về phía ngực cho tới khi khuỷu chạm sàn (B) sau đó nâng tạ lên cao trở về vị trí ban đầu.

Động tác 6: Hít đất chèo tạ (Bài tập tăng sức mạnh)

Bắt đầu với tư thế chống đẩy, hai tay cầm đôi tạ chống xuống sàn, hai chân bước rộng bằng hông (A). Xiết cơ thể, giữ thăng bằng, tay phải cầm tạ co lên cho tới khi chạm sườn (B) rồi từ tự  hạ xuống tư thế xuất phát trước khi đổi sang tay trái. Thực hiện động tác với 15 lần mỗi bên.

Động tác 7: Tập cơ vai với tạ (Bài tập tăng sức mạnh).

Bắt đầu với tư thế đứng, hai tay để ngửa cầm tạ (A). Hai tay giơ lên ngang vai tập cho phần bắp, ngay sau đó đổi xoay lòng bàn tay nắm tạ (B), đẩy tạ lên cao quá đầu (C). Từ từ trở lại tư thế ban đầu rồi tập lại.

Hà Nguyên

Nguồn: NgôiSao

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

19 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago