Categories: Hô hấp

7 dấu hiệu hen suyễn thường gặp

Những tác nhân của xã hội công nghiệp, khói bụi, ô nhiễm môi trường đã làm cho bệnh hen phế quản (suyễn) đang có chiều hướng gia tăng mỗi ngày, đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người. Bệnh phát triển cao nhưng việc phát hiện và điều trị không dễ dàng. Thiếu hiểu biết về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh là một trong những yêu tố khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Đối với bệnh hen suyễn, thật khó để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bởi vì mỗi người lại có cơ địa khác nhau, thật khó để biết được một người nào đó sẽ “lên cơn dị ứng” với yếu tố nào trong môi trường tiếp xúc hàng ngày. Nguyên nhân gây dị ứng làm lên cơn hen suyễn có ở thực phẩm, môi trường sống, sản phẩm tiêu dùng, các loài động vật,…. Chính vì vậy, bạn cần biết 7 dấu hiệu hen suyễn thường gặp.

Các dấu hiệu hen suyễn và cách phòng tránh

Dấu hiệu bệnh hen suyễn

Dễ cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi khi trời trở lạnh, thời tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm và áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục từ 10-15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.

Khi ăn các món ăn lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng,… bạn bị ho, cảm thấy khó thở, tức ngực.

Khi vận động vào thời điểm sáng sớm (tập thể dục, tập thể hình, vận động nặng,…) bạn bị ho, khó thở, thở dài, nặng nhọc.

Khi tiếp xúc với các thú nuôi (chó, mèo, gà, chim,…) hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi,… bạn cảm giác rất khó thở, mệt nhọc.

Bạn thường hay bị hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho, cảm, vào một thời điểm cố định trong năm, thường là khi thời tiết giao mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học.

Bạn thích nghi với trời lạnh khó khăn hơn trời nóng, cái lạnh buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có ảnh hưởng đến cơ thể bạn, khiến bạn bị ho, khó thở.

Đôi khi bạn thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngứt quản, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Cách phòng tránh

  • Uống nước gừng pha mật ong uống mỗi ngày vào sáng và tối để phòng tránh hen suyễn.
  • Giữ cơ thể luôn được ấm, tránh gió, tránh ăn đồ lạnh nhiều.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hít thở sâu.
  • Không nuôi chó mèo và những con vật gây kích thích, dị ứng cho cơ thể.

Trên đây là 7 dấu hiệu hen suyễn thường gặp, nếu bạn có một, một vài hoặc tất cả các dấu hiệu kể trên là bạn đang tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh hen suyễn rồi đấy. Hãy biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình tránh xa những nguyên nhân có thể khiến bạn mắc phải căn bệnh khó chịu này nhé. Một môi trường sống trong lành, không ô nhiễm, không khói bụi, khói thuốc, không nuôi súc vật, không ăn các thực phẩm công nghiệp chứa đầy chất bảo quản cũng là những biện pháp đơn giản giúp bạn hạn chế nguy cơ bị hen suyễn đấy nhé. Chúc các bạn luôn biết cách bảo vệ sức khỏe của chính mình.

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago