Ngồi nhiều là có hại đó là điều ai cũng biết, ít nhất 6 loại bệnh sau đây sẽ sinh ra. Công việc bạn không thể không ngồi cho nên hãy làm theo 2 lời khuyên dưới đây để giảm những nguy cơ.
Ở trong những tòa nhà cao tầng ở các thành phố lớn, có rất nhiều người đã ngồi hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Họ đa số đều bận rộn, không thể đứng dậy, khó có thể thay đổi thói quen.
Mặc dù trên đầu họ là những luồng gió điều hòa thổi rất dễ chịu, trước mặt họ là màn hình máy tính, nhưng đáng tiếc, đó lại là lúc cơ thể đang “ủ bệnh”, hãy dành ít phút để tìm hiểu về những nguy cơ khi ngồi quá nhiều.
Tại sao ngồi nhiều lại nguy hiểm đến mức phải cảnh báo? Các chuyên gia khẳng định rằng, ngồi nhiều sẽ gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với sức khỏe, bạn nhất định phải tránh xa việc đó bằng những gợi ý ở cuối bài.
Dưới đây là 6 nguy cơ lớn nhất nếu bạn ngồi nhiều:
1. Tích tụ nhiều mỡ ở vùng bụng
Nguy cơ lớn nhất của việc ngồi nhiều ít vận động là vùng bụng sẽ tích tụ lại rất nhiều mỡ, ảnh hưởng rõ rệt nhất đến vóc dáng của bạn.
Nếu cả ngày hầu như chỉ ngồi trên ghế, vùng bụng không vận động, trong thời gian dài thì mỡ sẽ dày lên và bạn gần như mất hẳn vóc dáng vốn có của mình.
Sau một thời gian, không chỉ có hiện tượng béo bụng, mà vùng lưng và vai cũng dày lên, bạn sẽ dần dần trở thành một “tấm phản” nặng nề, vòng bụng như quấn thêm một chiếc phao bơi.
2. Bệnh tim hình thành
Nếu bạn ngồi thường xuyên, cơ thể trong trạng thái tĩnh nhiều hơn động, lượng mỡ hấp thụ vào hàng ngày sẽ ít được tiêu hao, hoặc được đốt cháy với tốc độ chậm. Khi ngồi lâu, hệ tuần hoàn máu trong toàn cơ thể vận động chậm lại, máu dễ bị tắc lại do mỡ phủ kín trong huyết quản, đặc biệt là những nơi gần tim.
Nhiều nghiên cứu liên quan cho thấy, khi cơ thể ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và cholesterol. Những người ít vận động có xác suất mắc bệnh cao hơn hai lần so với những người bình thường.
3. Lưu thông máu kém hơn ở phần chi dưới
Ngồi nhiều sẽ khiến cho máu trong các huyết mạch lưu thông chậm lại, làm cho máu di chuyển xuống vùng chân chậm hơn, cuối ngày sẽ có cảm giác chân phù nề, thậm chí một số người còn có hiện tượng giãn nở tĩnh mạch, máu vón cục, hình thành những cục máu đông ở phần chi dưới.
Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh huyết khối.
4. Đầu óc mụ mẫm, hay quên
Tập thể dục có thể thúc đẩy tuần hoàn máu thông qua các cơ bắp, do đó máu sẽ chảy về não đầy đủ hơn, từ đó não bộ sẽ thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại hormone mà cơ thể cần, chẳng hạn như não tăng cường và cải thiện tâm trạng của một số hóa chất. Nếu ngồi quá nhiều sẽ làm cho mạch máu hoạt động kém hiệu quả, máu lên não ít hơn.
Trong lâu dài, nếu bạn không khắc phục tình trạng này có thể xảy ra các bệnh như chứng huyết khối não.
5. Cứng cột sống
Càng ngồi lâu, khi cột sống giữ trong trạng thái bất động quá lâu như vậy sẽ trở nên cứng lại, rất dễ bị tổn thương.
Sau một thời gian ngồi nhiều, nếu bạn hoạt động mạnh mẽ bất ngờ, cột sống có thể mất đi tính đàn hồi, không thể điều tiết dẫn đến tổn thương nặng hơn, tạo ra các bệnh về cột sống và xương khớp, sau một thời gian dài sẽ biến dạng đốt sống, ảnh hưởng sức khỏe.
6. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Những người thường xuyên ngồi nhiều có nguy cơ thoát vị đĩa đệm với tỉ lệ rất cao. Khi ngồi nhiều, cơ thể có xu hướng đổ về phía trước, dồn lực lên vùng bụng, vùng xương thắt lưng phải tăng lực hơn để gánh đỡ trọng lượng cơ thể, lâu dài sẽ sinh ra thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
Hãy bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ để phòng ngừa bệnh tật do ngồi nhiều
1. Phải ngồi đúng tư thế
Khi bạn đã biết ngồi nhiều gây ra những căn bệnh nguy hiểm như vậy, bạn sẽ phải lưu ý việc tuân thủ những nguyên tắc phòng bệnh.
Hãy giữ tư thế ngồi thẳng, ngay ngắn, chiều cao của ghế vừa với chiều cao của bạn, xung quanh chỗ ngồi cần có không gian đủ để bạn vận động nhẹ, nên để chiếc gối dựa ở vùng lõm eo lưng để giảm mệt mỏi.
Chú ý tư thế ngồi để đảm bảo máu lưu thông tốt, không để tắc mạch máu do ngồi trong một tư thế quá lâu.
2. Duy trì tập thể dục thích hợp
Từ sự nguy hiểm của việc ngồi ít vận động, bạn hãy nhớ rằng việc tập thể dục thích hợp là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong vòng 1 tiếng, bạn nên thay đổi tư thế, vận động nhẹ ngay tại chỗ ngồi hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
Hãy chọn cho mình ít nhất 1 môn thể dục thể thao nào đó để rèn luyện thường xuyên, vận động đơn giản hàng ngày tại nhà hoặc chơi cầu lông và bóng bàn, hiệu quả rất tốt.
Yhocvn.net (Theo tạp chí Sống Khỏe)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…