Ngộ độc vitamin D là tình trạng rất hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bệnh xuất hiện khi hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá cao (hàm lượng 25 – hydroxy vitamin D trong máu liên tục > 200 ng/ml bạn có nguy cơ bị ngộ độc vitamin D).
Nguyên nhân thường là do bổ sung vitamin D liều quá lớn, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng. Cơ thể có khả năng điều hòa lượng vitamin D được tổng hợp nhờ tia cực tím và các thực phẩm thường không chứa quá nhiều vitamin D.
Buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng
Vitamin D có thể ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể và gây ra những triệu chứng khác nhau. Tác dụng phụ dễ gặp nhất khi dùng quá liều vitamin D là cảm giác buồn nôn và chán ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong trường hợp một người bị nôn kéo dài, bác sỹ có thể chẩn đoán người đó dùng vitamin D quá liều. Buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng có thể là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về việc sử dụng vitamin quá liều vì vậy bạn nên cẩn trọng theo dõi.
Liên tục cảm thấy khát nước
Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc vitamin D bạn không nên bỏ qua là luôn cảm thấy khát nước. Nếu bạn vừa uống một ly nước đầy xong mà vẫn cảm thấy khát thì hãy kiểm tra liều lượng vitamin D bạn đang dùng.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu
Dùng quá liều vitamin D khiến người bệnh gặp phải tình trạng tiểu tiện thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên phải đi tiểu thì bạn hãy nghĩ đến việc dùng quá liều vitamin D.
Sỏi thận
Nếu bạn đang dùng sản phẩm bổ sung vitamin D thì bạn cần theo dõi mức độ calci trong nước tiểu vì vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci hiệu quả. Quá nhiều calci làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung cả calci (1.000 mg/ngày) và vitamin D (400 IU) ở phụ nữ tiền mãn kinh làm tăng 17% nguy cơ sỏi thận trong vòng 7 năm.
Gây vôi hóa mạch máu, rối loạn nhịp tim
Dùng quá liều vitamin D sẽ làm tăng calci máu. Calci máu cao có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, làm tổn thương tim, các mạch máu và thận. Những người dùng vitamin quá liều có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, suy tim cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.
Để giảm tác dụng phụ của vitamin D bạn nên sử dụng theo khuyến cáo của bác sỹ. Liều lượng vitamin D tối đa mà khi sử dụng vẫn an toàn cho từng nhóm đối tượng là:
Trẻ sơ sinh: 1.000 – 1.500 IU
Trẻ em từ 1 – 8 tuổi: 2.500 – 3.000 IU
Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn: 9.000 IU
Điều trị chứng ngộ độc vitamin D bao gồm ngừng ngay việc dùng vitamin D liều cao, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Bác sỹ có thể chỉ định dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu tăng thải calci để làm giảm nồng độ calci trong máu.
Trường hợp ngộ độc vitamin D cấp, được phát hiện ngay sau khi bệnh nhân vừa uống vitamin D liều cao, bác sỹ có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày để ngăn chặn vitamin D tiếp tục hấp thu vào cơ thể.
Thanh Tú H+ (Theo Life Hack)
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…