Nhiều thời điểm bạn không thấy đói nhưng lại vẫn rất thèm ăn một thứ gì đó. Điều này có thể là do bạn đang mệt mỏi, căng thẳng hay buồn chán, bạn tìm đến đồ ăn để giải tỏa tâm lý và cải thiện tinh thần.
Theo Reader’s Digest, cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ có thể khiến cơ thể yêu cầu ăn một cái gì đó để tăng cường năng lượng và tỉnh táo hơn. Nó kích hoạt hệ thống tiêu hóa phải làm việc và giữ tỉnh táo. Giải pháp tốt nhất là có một giấc ngủ ngắn ngay lúc đó hoặc đứng lên, nói chuyện với đồng nghiệp trong một vài phút nếu ở văn phòng.
Khi bị căng thẳng, cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol và adrenaline làm tăng lượng đường trong máu, gây cảm giác thèm ăn. Điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến bạn ăn nhiều, gây tăng cân.
Thèm ăn một thứ gì đó dù không thấy đói là vấn đề phổ biến xảy ra hàng ngày. Ảnh: Ajil.
Tín hiệu khát nước của cơ thể tương tự như tín hiệu đói, có nghĩa là bạn sẽ chọn ăn nhẹ trong khi đáng nhẽ ra bạn nên uống nước. Hãy uống 1-2 ly nước, hoặc trà, nếu sau 5 phút bạn vẫn còn đói, đó thực sự là tín hiệu cơ thể cần nạp năng lượng.
Khi cảm thấy buồn chán, cô đơn, bạn thường tìm đến thực phẩm để giải tỏa. Trong thực tế, 62% người Mỹ ăn để thỏa mãn ham muốn chứ không phải chống đói.
Một số thuốc như hormone hoặc điều trị thần kinh hay co giật có thể làm tăng sự thèm ăn của bạn. Nếu bạn tăng cân sau khi sử dụng một đơn thuốc mới, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…