Categories: Y học Thể thao

3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần lưu ý gì khi tập Yoga?

Trong 3 tháng đầu có thể tập Yoga hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu như bạn nắm rõ các lưu ý khi tập luyện trong giai đoạn này.

Yoga luôn là lựa chọn cho các bài tập vận động hàng đầu đối với mẹ bầu. Đây được xem phương pháp kỳ diệu giúp cho cả mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất về cả thể chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình mang thai. Không những thế, Yoga còn giúp cho bà bầu có thân hình dẻo dai, tăng cường sức khỏe, giảm thiểu sự căng thẳng, còn giúp cho bà bầu vượt cạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ các bà bầu thường bị mắc những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, huyết áp cao, đau lưng… Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn nhạy cảm, nếu như không được chăm sóc tốt, mẹ bầu có thể có nguy cơ sảy thai. Vì thế, theo các chuyên gia, trong giai đoạn này, không riêng gì với yoga, mà với mọi bộ môn luyện tập khác, mẹ bầu cần nắm rõ các lưu ý cần thiết để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Tham khảo tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia

Duy trì thói quen vận động, luyện tập trong suốt thai kỳ là điều thực sự cần thiết và quan trọng đối với mọi bà bầu. Tuy nhiên, mỗi người có một thể trạng khác nhau, vì thế, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên nhận lời khuyên từ bác sĩ và các chuyên gia về chế độ luyện tập cũng như các bài tập phù hợp với bản thân mình.

Yoga giúp bà bầu chuẩn bị tốt nhất cả về thể chất và tinh thần trong suốt thai kỳ

Nên tập dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn

Thời gian mang thai 3 tháng đầu, bạn không nên tự mình thực hiện các động tác tại nhà, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Hãy tham gia vào các lớp học Yoga để được tập những bài tập được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho bà bầu và có được sự hỗ trợ từ huấn luyện viên hướng dẫn. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể chọn cho mình một giáo viên hướng dẫn tại nhà là tốt nhất.

Chọn các động tác nhẹ nhàng

Đối với 3 tháng đầu bạn chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng, cơ bản nhất. Không nên tập những tư thế quá khó, những tư thế đưa đầu gối cao hơn xương chậu, sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí của thai nhi không tốt. Không nên quá cố gắng để tập những động tác khó, chỉ nên tập những động tác phù hợp với mình và phải theo đúng sự hướng dẫn của người hướng dẫn.

Lắng nghe cơ thể

Mỗi ngày là một sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của thai nhi. Vì thế, bạn hãy lắng nghe cơ thể để có thể thực sự hòa hợp với các động tác.

Trong suốt quá trình tập, nếu cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, hay nghiêm trọng hơn là ra máu, hãy ngừng tập ngay và thông báo với huấn luyện viên hướng dẫn để có thể thay đổi bài tập khác cho phù hợp hơn. Bạn cũng đừng quên thả lỏng cơ thể tránh ăn uống ngay sau khi vừa tập xong.

Không tập khi

Theo các chuyên gia, những trường hợp một số mẹ bầu do sức khỏe yếu ớt được các bác sĩ khuyến cáo nên dành thời gian chỉ để nghỉ ngơi thì không nên luyện tập. Với các trường hợp mắc triệu chứng như huyết áp cao và thấp, sinh non, thai nghén, dọa sẩy thai, chóng mặt, buồn nôn các mẹ tuyệt đối không nên luyện tập những bài tập đòi hỏi phải dùng sức. Thay vào đó, chỉ nên tập những động tác hít thở và thư giãn để có một tinh thần thoải mái, bình tĩnh trong lần vượt cạn sắp tới.

Vũ Vũ T.H

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago