Khóe miệng ướt đầy nước bọt, dáng vẻ gầy còm ốm yếu, trông ông Giang vô cùng bi thảm…
Ông Giang sinh ra ở thị trấn. Năm ấy ông mới 26 tuổi, trong khi làm việc ở công trường, không may bị ngã từ tầng 3 xuống. Tuy lúc ấy may mắn thoát chết nhưng chân phải của ông bị tật nguyền, không thể đi lại như bình thường. Cũng chính bởi vậy mà các cô gái trong thị trấn không ai đồng ý làm vợ ông. Ông cứ sống một mình lầm lũi như vậy qua ngày…
Một hôm, dưới chân cầu, ông Giang nhặt được một đứa trẻ bị bỏ rơi. Bởi không có vợ, con nên ông nâng niu và chăm sóc nó như bảo vật. Ông đặt tên đứa bé là Trần Hiểu Dương. Hiểu Dương từ nhỏ đến lớn được cha chăm bẵm, không phải làm bất cứ công việc gì, nên bản tính rất lười biếng, dựa dẫm, không có chính kiến. Năm nay cậu đã 21 tuổi.
Ông Giang rất yêu thương đứa con, thường xuyên nhịn ăn nhịn tiêu để nuôi Hiểu Dương khôn lớn, cũng mong cậu sớm lấy vợ sinh con để kế tục hương hỏa, chăm sóc ông lúc tuổi già. Do đó, dù chân có tàn tật, ông cũng không ngại khó khăn đi sớm về muộn chăm chỉ nhặt nhạnh những phế liệu mà mọi người bỏ đi rồi đem bán lấy tiền. Trong mấy chục năm, cuối cùng ông cũng đã xây được căn nhà tươm tất.
Nhưng, ông Giang ngày một già đi, thân thể gầy yếu, sức khỏe không còn tốt như trước nữa. Giờ đây, ông bước đi không vững, không còn khả năng kiếm sống. Lúc này Hiểu Dương cũng đã trưởng thành và lấy vợ.
Khi mới về làm dâu, vợ của Hiểu Dương cũng đối với ông rất tốt. Dù ông Giang bệnh nhưng cô cũng không nói lời nào, vẫn chăm lo cho bố chồng 1 ngày 3 bữa.
Về sau, con dâu lại đòi chồng để bố mẹ đẻ đến sống cùng vì nhà bố mẹ nghèo. Ban đầu, Hiểu Dương không đồng ý nói: “Nhà mình không rộng lắm, ở chung dễ nảy sinh mâu thuẫn”.
Nhưng vì Hiểu Dương còn ít tuổi nên không qua nổi những lời ngon ngọt của vợ mỗi đêm, cuối cùng cậu đã đồng ý. Bố mẹ vợ vừa đến ở liền không muốn rời đi.
Lúc này, sức khỏe của ông Giang ngày càng yếu, các con phải nuôi nên càng ngày họ càng thấy khó chịu. Con dâu lấy lý do là bố chồng ho khan, khạc đờm đầy nhà nên đã tận dụng lại nhà kho cũ, sửa sang một chút và rồi lại dỗ ngon dỗ ngọt ông Giang vào ngủ ở trong đó.
Hành động này khiến cả thị trấn chê cười vợ chồng Hiểu Dương và đặt cho cậu biệt danh là “thằng con bất hiếu”. Mỗi khi hai vợ chồng có việc ra ngoài, mọi người đều nhìn rồi chỉ trỏ bàn tán và xem thường cậu bằng nửa con mắt.
Một đêm, vợ Hiểu Dương lại thì thầm bên tai cậu: “Hiểu Dương à, anh xem, bố cả ngày không làm gì khiến chúng ta ngủ cũng không ngon. Ông suốt ngày bệnh nặng, ngược lại trong mắt người khác chúng ta đã là đứa con bất hiếu, nên là gửi ông vào viện dưỡng lão, không nhìn thấy mặt tâm không phiền”.
Hiểu Dương nghe vậy liền nhíu mày nói: “Dù sao thì ông cũng nuôi anh hơn 20 năm, làm vậy là không tốt”.
Lúc này, vợ cậu lườm một cái rồi nói: “Nuôi anh tốn bao nhiêu tiền, em là muốn anh giảm bớt gánh nặng. Ông ấy bước ra khỏi cái nhà này, hai vợ chồng đỡ một nỗi lo, không phải chăm lo cho ông ấy nữa, chúng ta sẽ có những ngày thoải mái. Ngược lại, con người ngày nay, tình người nóng lạnh mỏng như tờ giấy. Thời gian lâu dài, sẽ không còn ai nhớ tới chuyện này nữa”.
Hiểu Dương cắn răng chấp nhận nói: “Ngày mai anh đi ra ngoài, em ở nhà muốn làm thế nào thì làm”. Cậu còn nói thêm: “Hãy chuẩn bị cho ông một ít lương khô”.
Nào ngờ những lời này đã được ông Giang vô tình nghe thấy. Ông lặng lẽ rớt nước mắt. Thật ra ông cũng biết con dâu không ưa mình nhưng không nghĩ rằng sự xuất hiện của ông làm cho cái nhà này ngột ngạt và khó chịu đến vậy. Không muốn làm phiền con cháu, hôm sau, vừa lúc trời sẩm tối, ông đã ôm một bọc đồ lặng lẽ rời đi…
Thực ra căn nhà này đứng tên ông, ai có muốn ông rời đi thì cũng không được nhưng ông nghĩ, dù sao nuôi con 20 năm, từ nghèo khó mà bước lên, gia tài để lại cho con trai cũng hợp lý. Cho dù nó có bất hiếu, nhưng người xưa vẫn nói hổ dữ không ăn thịt con huống chi là người cha như ông.
Bước thấp bước cao lặng lẽ đi trong đêm tối, ông không biết phải đi về phương nào. Trên người ông chỉ có một chút tiền cùng một thân đầy bệnh, mỗi khi ho, tiếng ho của ông như muốn gõ cửa từng nhà trong thị trấn vậy.
Cuối cùng ông cũng tới thành phố, dù trong người chỉ có vài đồng nhưng ông vẫn có nghề cũ. Ông đến ở cùng những kẻ hành khất, làm công việc nhặt ve chai để kiếm sống.
Một năm khó khăn ông cũng đã vượt qua.
Hôm đó, ông Giang đang khom lưng bới lấy ve chai mà mọi người vứt bỏ thì một miếng thủy tinh khứa vào tay khiến ông chảy máu.
Ông Giang đang cố nắm chặt lấy chỗ tay bị khứa rách để cầm máu. Bất giác ông thấy một chàng trai trẻ đứng bên cạnh. Ông không khỏi ngây người: “Cháu là… Sao cháu lại ở đây?”
Chàng trai đứng trước mặt ông bất giác rơi lệ. Cậu nói: “Bác Giang, đây đúng là bác sao? Cháu là Thăng đây. Cha mẹ cháu mất sớm, lúc bé chính bác đã nuôi dưỡng cháu một thời gian, cho cháu ăn cho cháu chỗ ở. Bác còn nhớ không?”
Khóe miệng ướt đầy nước bọt, dáng vẻ gầy còm ốm yếu, trông ông Giang vô cùng bị thảm.
Thăng nhìn ông Giang vẻ mặt đầy chua xót, cậu vội tìm trong xe một miếng băng gạc, thấm máu trên tay của ông Giang rồi nói: “Bác Giang, sao bác lại khổ đến nông nỗi này. Hiểu Dương đâu ạ? Cậu ấy bỏ mặc bác sao?”.
Ông Giang bần thần hồi lâu rồi nói: “Hiểu Dương và vợ nó vẫn khỏe”.
Thăng liền hỏi rõ nguyên do rồi đưa ông Giang về nhà. Thăng cũng là người con của thị trấn. Cha mẹ mất khi cậu còn nhỏ, Thăng đã sống cùng ông Giang hơn 2 năm sau đó được người thân thích đưa về nuôi. Về sau, cậu đi làm và khởi nghiệp trên thành phố, dù mới 28 tuổi nhưng giờ cậu đã là ông chủ giàu có.
Sau khi về nhà, Thăng liền cho người về điều tra rõ thực hư, biết được sự thật cậu không khỏi tức giận: “Đúng là oan gia, bác nuôi hắn hơn 20 năm, đến khi trưởng thành lại vong ân phụ nghĩa. Thật không xứng đáng là một con người. Tôi đang định về thăm lại quê cũ, định sẽ giúp hắn một chút nhưng không ngờ hắn lại là người như vậy, phải dạy cho hắn biết mặt”.
Hôm sau, Thăng gọi thêm hơn 10 người bạn tốt đưa về 10 chiếc xe sang cùng tới thăm thị trấn. Đoàn xe vây kín nhà Hiểu Dương khiến mọi người đến xem rất đông.
Vợ của Hiểu Dương ra mở cửa, nhìn thấy cảnh tượng này ánh mắt cô rực sáng. Cô vội gọi chồng ra xem có sự tình gì.
Lúc này Thăng mở cửa xe bước xuống, miệng thì tươi cười niềm nở nhưng trong bụng lại rất giận dữ. Cậu nói: “10 năm không gặp, cậu em còn nhớ tôi không?”
Hiểu Dương gãi gãi đầu hồi lâu rồi mới lên tiếng: “Là anh Thăng phải không? Oa, phát đại tài nha! Anh vẫn chưa quên bạn cũ mà tới thăm thế này, thật là nghĩa khí”.
Thăng xì một tiếng khinh bỉ, cười lạnh nói: “Tôi không có người bạn như anh. Lần này tôi tới là cho anh mở rộng tầm mắt!”
Hiểu Dương im bặt không thốt nên lời. Lúc này cậu ngây người không biết chuyện gì đang xảy ra. Sau đó, Thăng mở cửa xe và đỡ ông Giang xuống. Thăng lấy tay trỏ vào mặt Hiểu Dương nói: “Bác Giang đối với anh như con ruột, anh lại đối xử như vậy với ông ấy, để ông ấy lang thang ngoài đường, anh không có trái tim sao? Từ nay về sau, ông chính là cha ruột của tôi, anh bỏ mặc không lo, tôi sẽ tận hiếu với ông ấy”.
Dứt lời, Thăng liền ra hiệu đoàn xe rời khỏi thị trấn trong nháy mắt. Lúc này chỉ còn lại vợ chồng Hiểu Dương cùng những lời bàn tán của người trong thị trấn.
Trên xe, ông Giang không nói lời nào lặng lẽ rơi lệ. Thấy vậy, Thăng đã an ủi: “Bác Giang, những ngày cực khổ đã qua rồi, khi cháu ở hoàn cảnh tưởng như không thể sống nổi, bác đã nhận nuôi và chăm sóc cháu. Nay bác không có nơi nương tựa, vẫn còn có cháu. Từ nay, bác cứ yên vui hưởng phúc tuổi già nhé”.
Video hay: Nữ nhi tình – ca khúc hay nhất về tình yêu trong phim Tây du ký
San San
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…