Categories: Vợ chồng

10 thói quen đang hủy hoại răng bạn hàng ngày

Dù bạn vẫn đánh răng và súc miệng hàng ngày nhưng răng của bạn vẫn hỏng. Bạn có biết lý do tại sao không? Theo các chuyên gia dưới đây là 10 thói quen hàng ngày đang hủy hoại răng hàm răng hàng ngày mà rất nhiều người không hề hay biết.

Thực tế, hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra rằng mình đang làm hại hàm răng của mình. Dưới đây là danh sách những thói quen có ảnh hưởng không tốt đến hàm răng của bạn.

Ăn quá chậm – hoặc quá liên tục

Tần số ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi ăn, các mảng bám dính trên răng của bạn sản sinh ra các axit tấn công vào răng. Chính vì vậy mà tại sao ăn vặt lại là nguyên nhân chính gây sâu răng. Nếu bạn ăn chậm và lâu, răng của bạn cũng sẽ phải hoạt động liên tục với thức ăn và có cơ hội để chống lại các vi khuẩn.

Uống nước quá nóng

Uống nước, trà, cafe… khi ở nhiệt độ quá nóng (thường chúng ta vẫn làm vậy vào khi trời lạnh để làm ấm cơ thể). Tuy nhiên theo như nhận định của tiến sĩ Stephen Pitt (chuyên gia về răng miệng ở quận Essex, Anh) thì thói quen này rất dễ làm hình thành các vết nứt nhỏ trên bề mặt răng. Theo thời gian, các vết nứt sẽ sâu dần, làm tổn thương men răng, khiến răng bị yếu hơn, rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập hình thành nên các vết sâu, viêm và các bệnh về răng miệng khác.


Súc miệng quá mạnh khi đánh răng

Súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng và cả trong quá trình đánh răng đều rất tốt cho việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên theo như Bác sĩ nha Khoa Phil Stemmer (London, Anh) thì nếu bạn súc miệng quá mạnh trong khi đánh răng thì các chất flouride có trong kem đánh răng sẽ không thể phát huy hết tác dụng của nó. Thế nên hãy cố gắng nhẹ nhàng thôi nhé!

Để miệng khô

Một số loại thuốc gây khô miệng. Nếu không có đủ nước bọt để rửa miệng và trung hòa axit, bạn dễ bị sâu răng hơn. Các thuốc gây khô miệng bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc giảm đau… mức độ gây khô miệng phụ thuộc và lượng thuốc bạn uống.

Nguyên nhân khác gây khô miệng cũng có thể là bệnh nhân hen suyễn và bệnh nhân phải sử dụng thuốc hít. Nếu rơi vào tình trạng này, răng bạn có nguy cơ bị tổn thương, vậy nên trước mắt bạn nên hạn chế thường xuyên dùng bàn chải chải răng, không ăn đồ ngọt và uống nhiều nước hơn.

Nhấm nháp nước sô-đa

Nước sô-đa về cơ bản là chất lỏng gây hại cho răng ngang với kẹo. Nếu uống nước sô-đa, tốt nhất bạn nên uống liền một lúc, không nhâm nhi, không uống suốt cả ngày, hoặc uống cùng trong bữa ăn. Theo các chuyên gia, nhấm nháp nước soda không khác gì “tắm rửa” miệng của bạn trong đường cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ống hút để uống mà không lo nước ngọt tiếp xúc với răng.

Vận động quá mức

Theo một nghiên cứu mới nhất của bệnh viện Đại học Heidelberg (Đức), vận động trong thời gian dài dễ dẫn tới lượng nước bọt giảm nhưng tính kiềm tăng cao, khiến hormone vi khuẩn mảng bám tăng, nguy cơ mắc các bệnh về răng.

Há miệng khi bơi

Giáo sư Damien Walmsley thuộc Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết, chất clo trong bể bơi có thể khiến răng bị xói mòn, làm mất các mô cứng ở bề mặt, khiến răng đổi màu và mẫn cảm. Vì thế, các chuyên gia khuyên sau khi bơi, bạn nên đánh răng hoặc súc miệng.

Đi máy bay sau khi hàn răng

Tiến sĩ Luke Cascais Rini chia sẻ đi máy bay sau khi hàn răng có thể khiến bộ nhai đau đơn. Nguyên nhân, khi độ cao thay đổi sẽ dẫn tới sản sinh các bọc khí nhỏ trong chất liệu trám răng, do thay đổi khí áp mà dẫn tới đau răng.

Thông thường cơn đau răng sẽ biến mất sau khi máy bay hạ cánh vài tiếng. Tuy nhiên, nếu vẫn thấy đau, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi leo núi hoặc trượt tuyết cũng có thể xuất hiện tình huống tương tự.

Ngậm thuốc

Để đạt hiệu quả giảm đau, nhiều người nghiền nát viên Aspirin hoặc cắn giữ trực tiếp trên chỗ răng đau.

Tuy nhiên, tiến sĩ Cascais Rini cho rằng, cách giảm đau này dễ đốt cháy mô mềm nhạy cảm trong khoang miệng. Tiến sĩ Rini kiến nghị, nuốt viên Aspirin cũng có thể xoa dịu cơn đau răng.

Ngậm thuốc

Có không ít người vì đau răng mà ngậm thuốc ngay ở chỗ răng đau nhưng cách giảm đau này thực vô cùng tai hại. Theo tiến sĩ Cascais Rini thì phương pháp giảm đau này chỉ có tác dụng tạm thời, còn về lâu dài sẽ khiến các mô trong khoang miệng của bạn bị tổn thương, gây nên các bệnh như viêm lợi, nhiệt,… trong khi nguyên nhân gây ra đau răng lại không giải quyết được.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago